Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những biện pháp giảm nhập siêu trong ngành thép

  

Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu gần 6 triệu tấn thép, nhập cả những sản phẩm trong nước tự sản xuất được và đã dư thừa như thép cán nguội, thép cuộn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nếu hạn chế nhập khẩu hai loại thép này trong thời gian tới sẽ tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD, góp phần giảm nhập siêu và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết VSA đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giảm nhập siêu trong ngành thép.

Những năm qua, ngoài việc nhập khẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thì tình trạng nhập khẩu nhiều sản phẩm trong nước đã sản xuất được như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội... đang tạo nhiều bất lợi cho ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Hiện nay ngành thép Việt Nam vẫn nhập siêu. Tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể so với nhập khẩu. Sau sự tăng đột biến về xuất khẩu vào năm 2008 khi lượng thép xuất khẩu đạt hơn 1,7 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,7 tỷ USD (chủ yếu là tái xuất nguyên liệu phôi thép và thép cán nóng) thì xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2009 đã giảm sút đáng kể cả về kim ngạch và số lượng.

Hiện nay, nhu cầu thép đa dạng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tăng với tốc độ khá cao, trong khi sản xuất thép trong nước mới đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và chỉ tập trung cho các công đoạn sản xuất ở hạ nguồn (nhập phôi để cán sản phẩm). Vì vậy, lượng nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây tăng mạnh. Ngành thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập siêu cao.

Riêng năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 391.989 tấn thép cuộn, 359.683 tấn thép mạ màu các loại, 68.000 tấn thép cuộn. Ba tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại được nhập về trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam. Điều này đã tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất.

Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết, để giảm nhập siêu trong ngành thép thì cần đẩy mạnh việc sử dụng nguyên liệu nội địa và hạn chế nhập khẩu. Đây là việc làm cần thiết để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp thép trong nước, giảm nhập siêu.

Hiện nay, giá các nguyên liệu thép đang có xu hướng tăng nên việc đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, đồng thời giảm bớt chi phí, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

Bộ Công Thương nên hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được đủ cung ứng cho nhu cầu như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn...

Ngoài ra, Nhà nước nên cho phép sử dụng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu. Trong thời gian qua, tỷ giá USD biến động mạnh nên việc sử dụng các loại ngoại tệ khác thay thế sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động hơn trong nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất.

Bên cạnh đó, nên triển khai các biện pháp hỗ trợ như: xúc tiến thương mại tại các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông; phát triển đội tàu biển của Việt Nam để chủ động trong việc bán hàng theo giá CFR (giá thành, cộng cước phí vận chuyển) cũng như mua hàng theo giá FOB (giao hàng lên tàu).

Nhằm tạo điều kiện cho ngành thép trong nước phát triển, theo chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), VSA đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu thép phế về cho sản xuất thép trong nước. Coi phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép của Việt Nam để có những quy định phù hợp vừa bảo vệ môi trường nhưng cũng không cản trở sản xuất thép.

Nhà nước ưu tiên nguồn tín dụng ngoại tệ cho nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất thượng nguồn (phôi thép) mà trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu như: thép phế, gang luyện thép, than mỡ, coke... để bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất thép, phục vụ nhu cầu thép trong nước, cũng như nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng cho xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế cấp tín dụng, ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu các dòng sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu như thép xây dựng, thép cán nguội, thép ống, thép mạ.

Áp thuế linh hoạt trong khuôn khổ cam kết với WTO vì trong cam kết WTO, mặt hàng thép được coi là mặt hàng nhạy cảm, cần có thời gian để hội nhập. Chính vì vậy, mức thuế xuất phát điểm để cắt giảm của Việt Nam cũng tương đối cao, để các doanh nghiệp có thời gian nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Như vậy, mức thuế mà Việt Nam đang áp dụng thấp hơn mức thuế cam kết trong WTO.

Để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thép, đề nghị áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đồng thời kiểm soát C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) phù hợp với hàm lượng để xác định xuất xứ; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát khi làm thủ tục thông quan đối với sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu; giám sát chặt chẽ việc cấp phép mới các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời xây dựng các tiêu chí kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: các tiêu chí về tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, quy mô đầu tư công nghệ thiết bị cho dự án mới...

Vinanet

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trung Quốc có thể chịu thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong 6 năm qua
  • Đường ứ đọng, giá rớt vì “nội công, ngoại kích” !
  • Đang đặt ra những thách thức lớn
  • Thay đổi cơ cấu để đẩy mạnh xuất khẩu hoa quả
  • Đằng sau con số xuất khẩu 8 tỉ đô la của khu vực FDI
  • Giá hàng hoá chưa chịu giảm theo USD
  • Khó đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 61,1 tỉ đô la
  • Điểm tựa xuất khẩu từ thị trường ASEAN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo