Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nóng” việc Braxin tìm mọi cách ngăn chặn nhập khẩu cá tra Việt Nam

Hội đồng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Braxin và Các phương tiện truyền thông tại Braxin đang đăng tải các thông tin sai sự thật về cá tra Việt Nam.

Hội đồng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Braxin (CONEPE) hiện đang gây sức ép với chính phủ nước này nhằm ngăn chặn nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Đây là một động thái làm ảnh hưởng đến nghành xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng của Việt Nam.

Liên tục từ cuối tháng 5/2010, Hội đồng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Braxin (CONEPE) đã gây sức ép với chính phủ Braxin nhằm ngăn chặn nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Các phương tiện truyền thông tại Braxin cũng đăng tải các thông tin sai sự thật về cá tra Việt Nam.

Cụ thể, ngày 27/5/2010, Hội đồng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Braxin (CONEPE) đã báo cáo với Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Braxin về vấn đề không kiểm soát cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

Đến ngày 1/6/2010, CONEPE cùng với Thượng nghị sĩ Đảng Hành động Dân chủ (PMDB/RN) và đại diện các Hiệp hội, các Liên đoàn Nghề cá trong khu vực tại Braxin đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Braxin (MAPA) để cảnh báo về việc cần kiểm soát cá tra nhập khẩu từ Việt Nam. Sau đó, vào ngày 17/6/2010, CONEPE cùng các Hiệp hội, Liên đoàn và các công ty thủy sản Braxin có buổi làm việc với Giám đốc Sở Thanh tra Nguồn gốc Sản phẩm Động vật (DIPOA), Giám đốc Ban Thư ký Nông nghiệp Bảo vệ (SDA). Nội dung cuộc họp nhằm xử lý dữ liệu nhập khẩu cá tra từ Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Braxin. Nội dung dữ liệu tập trung vào các vấn đề chính là: cá tra việt Nam nuôi trong môi trường không an toàn; Cá tra bán trong các siêu thị lớn với giá rẻ hơn các loài cá thịt trắng tại đây; Ngư dân và các nhà máy chế biến thuỷ hải sản khai thác Braxin bị thất nghiệp do cá tra được nhập khẩu không kiểm soát; Đình công trên toàn ngành thủy sản nhằm gây sức ép với Chính phủ. Đến đầu tháng 8/2010, Bộ Thuỷ sản Braxin đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp Braxin, yêu cầu đưa cá Tra nhập khẩu vào chương trình đánh giá nguy cơ, và trong thời gian thực hiện đánh giá rủi ro sẽ tạm ngưng nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam.

Braxin là thị trường mới và tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng. Các thông tin mà Hội đồng Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Braxin (CONEPE) đưa ra đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu Braxin hoang mang và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam và Hiệp hội Nghề cá Việt Nam (VASEP) lo lắng. Nhất là hiện nay, thị trường Braxin đang được coi là cầu nối cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam vào khu vực các nước Nam Mỹ. Đồng thời, các thông tin tiêu cực này còn tác động không nhỏ đến các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam trên thế giới.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Braxin cho biết sẽ có một đoàn thanh tra Braxin sang Việt Nam để kiểm tra an toàn vệ sinh thủy sản từ vùng nuôi tới nhà máy chế biến. Về phía Hiệp hội Nghề cá Việt Nam (VASEP) cũng vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) báo cáo về việc xuất khẩu cá tra vào thị trường Braxin. Theo VASEP, để bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành sản xuất cá tra, basa, Hiệp hội đề nghị Bộ phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm chứng các thông tin và có các phản ứng cần thiết đối với các chương trình hành động nhằm hạn chế nhập khẩu cá tra/basa Việt Nam tại thị trường Braxin.

Bên cạnh đó, VASEP cũng gửi thư tới Phòng Thương mại của Đại sứ quán Braxin tại Việt Nam thông tin về các vấn đề nêu trên, đồng thời khẳng địng rằng sự việc này đang có dấu hiệu ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của 2 nước, và mong muốn Đại Sứ quán tìm hiểu và xác minh thêm thông tin trên. Sau khi nhận được thư của VASEP, Phòng Thương mại của Đại Sứ quán Braxin tại Việt Nam đã có thư gửi VASEP. Hiện Phòng Thương mại của Đại sứ quán Braxin cho biết, sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng tại Braxin để xác minh các thông tin trên và sẽ có câu trả lời chính thức trong thời gian sớm nhất với VASEP.

(Theo Huyền Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện
  • Lành mạnh hóa cán cân thương mại Vấn đề “nóng”: khống chế nhập siêu
  • Phân tích - Dự báo: Nguồn cung sụt giảm và thiên tai có thể làm tăng giá gạo
  • Giá lúa, gạo tăng Cơ hội cho xuất khẩu
  • Tháng 9, giá dược phẩm có thể tăng nhẹ
  • Thị trường Châu Phi : Hợp với “sức” của DN Việt
  • Sớm có chính sách hỗ trợ các DN xuất khẩu sang châu Phi
  • Thị trường bánh Trung thu năm 2010: Giá tăng, sức mua có tăng ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo