Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả 'nhảy’ điệu lambada

Mặt bằng giá mới gây áp lực không nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khá nhiều người. Người dân “đứng tim” theo dõi tình hình các loại phí. Nhiều dịch vụ, nhà hàng, quán ăn được dược dịp “té nước theo mưa”, “tăng theo giá xăng” càng làm người dân “méo mặt”.

Tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI của tháng 4 là nhóm hàng và dịch vụ giao thông với mức tăng 6,04%. So với thời điểm cuối năm 2010 thì giá nhóm này tăng hơn 15,2%.

Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, xăng dầu khá dồn dập và ở mức cao trong một thời gian ngắn đã tác động dây chuyền đến giá các mặt hàng khác.

Muôn nẻo tăng giá

Ngày mai (27/4), theo quy định mới của Bộ tài chính thì giá vé máy bay đường bay nội địa chính thức tăng, trong đó  khoảng hơn 900.000 đồng một vé mỗi chặng cho đường bay từ 1.280 km trở lên, tức mức tăng tương đương khoảng 22%. “Tôi có việc thường xuyên ra Hà Nội, với mức giá tăng như vậy thì căng lắm, phải tính toán lại”, anh Cao Minh Sơn, chủ một doanh nghiệp tại quận 4, TP HCM lắc đầu than.

Tuy nhiên, nằm trong nhóm các loại hình có mức tăng “khủng” nhất phải thuộc về phí qua các trạm thu phí xa lộ Hà Nội, trạm thu phí cầu Bình Triệu 2, trạm thu phí đường Kinh Dương Vương (TP HCM) với mức tăng từ 100% (đối với nhóm xe có trọng tải từ 10 tấn - dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet) đến gần 300% (đối với nhóm xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet). Mức phí này sẽ được áp dụng từ ngày 1/7.

Ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM, cho rằng: “Việc tăng mức thu phí tại các trạm thu phí để rút ngắn thời gian hoàn vốn là chuyện bình thường. Nhưng tăng vào thời điểm này là không hợp lý và có thể sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải và đẩy giá cước vận tải lên cao”.

Theo các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, giá cước vận chuyển chiếm đến 70% tổng chi phí nên ngay khi giá nhiên liệu tăng, các doanh nghiệp đã tăng thêm phí vận tải từ 10 - 20%.  Các tuyến xe buýt không trợ giá cũng đã điều chỉnh giá vé tăng thêm 1.000 đồng một lượt với mỗi hành khách, nhiều hãng xe taxi cũng đã điều chỉnh giá cước tăng thêm 1.000 đồng một km.

Đó là chưa kể theo dự thảo đề án điều chỉnh viện phí mới nhất của Bộ Y tế, bộ sẽ điều chỉnh tăng khoảng 12% tổng số dịch vụ hiện hành và theo nguyên tắc thu một phần viện phí. Trong số 350 dịch vụ dự kiến sửa đổi lần này, có 220 dịch vụ, kỹ thuật tăng 2 - 2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu... Khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7 - 10 lần.

“Anh tăng thì ả cũng tăng”

“Không thứ gì là không tăng giá, qua một đêm thức giấc lại thấy ào ào” là câu trả lời chung của rất nhiều người khi hỏi về chuyện chợ búa. Chị Nguyễn Thị Thùy, nhà ở gần chợ Bình Triệu (quận Thủ Đức, TP HCM), cho biết: “Trước đây mua một bó rau thì có thể được chị bán hàng “khuyến mãi” vài trái ớt, nhưng bây giờ thì mơ đi. Một kg ớt hiện có giá 45.000 đồng. Bà bán hàng giải thích là do ớt… mất mùa, xăng tăng giá. Còn thịt heo, giá thịt nạc đùi “leo” lên gần 130.000 đồng một kg nên tôi phải bớt vài món mới đủ tiền mua thịt cho cả gia đình”. Theo khảo sát, mức giá hiện nay của các mặt hàng rau - củ - quả tăng từ 20 - 30%, mặt hàng thủy, hải sản, thịt heo tăng từ 50 - 100% so với cùng kỳ năm ngoái. “Xăng dầu tăng một, giá thức ăn tăng ba, bốn lần thì sao chịu thấu? Năm trước tôi ăn dĩa cơm có 15.000 đồng, giờ tăng lên 22.000 đồng, tức tăng 40%”, chị Nguyễn Phương Huy, một nhân viên văn phòng nói.

“Bồi” thêm vào điệu nhảy lambada giá, vừa qua Sở Tài chính TP HCM đã đưa ra dự thảo mức thu phí giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn theo hướng tăng từ 50 - 100% so với hiện nay. Tại các chung cư, giá giữ xe lên đến 3.000 đồng một xe mỗi lượt đối với xe số và 4.000 đồng với xe tay ga, cộng mỗi xe thêm 1.000 đồng nếu gửi ban đêm. Dù dự thảo này còn phải lấy ý kiến từ các quận, huyện nhưng theo những hộ dân của nhiều chung cư thì việc điều chỉnh giá này sẽ tăng gánh nặng cho các gia đình có nhiều xe máy. “Nhà tôi có hai xe máy, chỉ tốn 120.000 đồng một tháng tiền giữ xe (cả ngày lẫn đêm và không phân biệt loại xe). Nay theo quy định mới tôi phải trả thêm 60.000 đồng nữa. Trong tình hình giá cả leo thang như bây giờ thì Sở Tài chính đề xuất mức giá giữ xe cao như vậy là không cần thiết”, chị Võ Lâm Phụng Giao, nhà số 204 lô A1, chung cư Bùi Minh Trực, phản đối.  

Không đồng tình với đề xuất phân loại giá giữ xe theo nhóm của Sở Tài chính, bà Trần Thị Kim Liên, Trưởng Ban Quản lý chợ Lê Văn Sỹ, quận 3, nói: “Nếu phân loại như thế chắc chắn tất cả các bãi giữ xe ở chợ nhóm 1 và 2 sẽ đồng loạt tăng giá lên bằng với nhóm 3. Điều này đã từng xảy ra vào năm 2005, khi sở điều chỉnh giá giữ xe đối với chợ cấp 1 tăng thêm 1.000 đồng một xe một lượt thì các chợ còn lại cũng đua nhau tăng theo. Hiện nay lại chưa có văn bản hướng dẫn đấu thầu bãi giữ xe tại các chợ nên Ban Quản lý chợ không thể xử lý khi các bãi giữ xe thu sai quy định”.

Kỳ 2: Các chiêu vượt “bão” giá

(Báo Đất Việt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu cá tra VN vào Mỹ: Lại nguy cơ bị đóng cửa
  • 3 Bộ ra tay 'dẹp loạn' thị trường phân bón
  • Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
  • Mở cửa thị trường logistics: Liệu có tiếp tục thua trên sân nhà?
  • Xuất khẩu: Lệ thuộc 100% nguyên liệu ngoại
  • Hạn chế nhập siêu: Giải pháp nào?
  • Tìm cách điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo