Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra VN vào Mỹ: Lại nguy cơ bị đóng cửa

Tại Hội nghị DN xuất khẩu cá tra ngày 25.4 tổ chức ở TPHCM, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) đã kêu gọi các DN, cơ quan quản lý, nông - ngư dân và tất cả các công dân lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá tra Việt Nam.

Bởi nếu Dự luật Thanh tra cá da trơn nuôi và các sản phẩm cá da trơn khác được thông qua, thì cánh cửa thị trường Mỹ sẽ đóng lại với con cá tra Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Mỹ cũng lên tiếng


Như Lao Động đã phản ánh, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát mới đối với cá da trơn sản xuất hoặc nhập khẩu vào Mỹ. Dự luật đề xuất này nằm trong một điều khoản của Luật Nông trại 2008 - Quốc hội Mỹ đã thông qua vào tháng 6.2008 - nhằm chuyển quyền thanh tra cá da trơn từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sang USDA. Trong đó, có điều khoản quy định phải định nghĩa cá da trơn (catfish) và có thể cá tra của Việt Nam sẽ được đưa vào danh sách cá da trơn mới.

Theo Vasep, nếu điều khoản này được thi hành, thì cánh cửa vào thị trường Mỹ sẽ đóng lại với sản phẩm cá tra Việt Nam - một nghề đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu người tại Việt Nam và khoảng 30.000 người tại Mỹ.

Hiện Hiệp hội Thủy sản Mỹ đã lên tiếng phản đối về dự luật đề xuất thanh tra cá da trơn nội địa và nhập khẩu của USDA. Hơn thế nữa, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cùng 5 thượng nghị sĩ khác đã viết thư vận động các thượng nghị sĩ Mỹ hủy bỏ điều khoản trong Luật Nông trại 2008 nhằm hạn chế việc Mỹ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Các thượng nghị sĩ cho rằng, không có lý do nào liên quan tới an toàn thực phẩm để ngăn cản việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam và Mỹ cũng không có lợi ích kinh tế gì khi đưa ra điều khoản cản trở việc nhập cá tra từ Việt Nam. Nếu thực hiện điều khoản quy định chuyển đổi việc quản lý cá da trơn từ FDA sang USDA hoặc cả hai cơ quan cùng chịu trách nhiệm thì sẽ tạo ra những hậu quả thương mại và thị trường tiêu cực, đồng thời có thể sẽ dẫn tới việc các đối tác thương mại của Mỹ cũng sẽ áp dụng hình thức này đối với sản phẩm của Mỹ. Những việc đó sẽ dẫn đến chi phí của người tiêu dùng và người đóng thuế tại Mỹ tăng lên.

Bà Roybal-Allard - thành viên Quốc hội Mỹ - cho rằng, USDA phải xem xét rất cẩn thận những ảnh hưởng của việc định nghĩa cá da trơn đối với các hoạt động thủy sản ở bang cũng như địa hạt của bà và triển vọng thương mại với các nước như Việt Nam. Bà cho rằng, không thể đẩy các Cty đang hoạt động tại cảng của bang California và các nhà máy chế biến thủy sản vào chỗ rủi ro. Bà kêu gọi nên xem xét thận trọng những ảnh hưởng tiêu cực của việc mở rộng định nghĩa một cách thái quá đối với cá da trơn khi USDA xem xét quyền hành của Văn phòng Thanh tra cá da trơn.

Cần thêm sức mạnh cộng đồng

Về phần mình, Vasep đã gửi thư tới USDA phản đối với nhiều bằng chứng và khẳng định, trong dự luật năm 2002 của Mỹ đã nêu rõ chỉ có cá họ Ictaluridae mới được gọi là cá da trơn, còn cá tra Việt Nam được biết tới là loài basa (swai) hoặc tra

(pangasiidae). Tuy nhiên, để tạo sức mạnh từ cộng đồng, Vasep đề nghị các DN, bạn hàng của các DN, cơ quan quản lý, nông - ngư dân và các công dân Việt Nam cùng truy cập vào trang web trên đưa ra các ý kiến của mình nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của con cá tra Việt Nam.

Hiện USDA đang lấy ý kiến cộng đồng về dự thảo luật này (hạn chót trước ngày 24.6.2011). Và đây cũng chính là thời điểm “nước sôi lửa bỏng” mà người dân cũng như DN sản xuất chế biến cá tra Việt phải đối mặt. Theo tìm hiểu của Vasep, tính đến thời điểm này, tại trang web www.regulation.gov hiện chỉ có khoảng trên 60 ý kiến góp ý chủ yếu từ công dân Mỹ tập trung bảo vệ cá da trơn nội địa theo hướng bất lợi cho cá tra Việt Nam.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • 3 Bộ ra tay 'dẹp loạn' thị trường phân bón
  • Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
  • Mở cửa thị trường logistics: Liệu có tiếp tục thua trên sân nhà?
  • Xuất khẩu: Lệ thuộc 100% nguyên liệu ngoại
  • Hạn chế nhập siêu: Giải pháp nào?
  • Tìm cách điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
  • World Bank dự báo giá lương thực tiếp tục ở vùng nguy hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo