Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Campuchia: Phân phối còn yếu

Hàng Việt Nam đã quen với nhiều người dân Campuchia nhưng lượng tiêu thụ thường xuyên tại thị trường này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.

Sau những lần tham gia hội chợ tiếp thị hình ảnh, nhiều doanh nghiệp (DN) đều thấu hiểu đã đến lúc phải tổ chức phân phối chuyên nghiệp cho hàng Việt Nam, nếu không khó chiếm thị phần lớn ở thị trường này.

Nghĩ đến nhu cầu cao hơn

Gần 300 gian hàng của DN Việt Nam và nhà phân phối tại Campuchia tham gia Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ Việt Nam – Campuchia năm 2011 (từ ngày 6 đến 10-4 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức). Thực phẩm là nhóm hàng bán nhiều nhất. Đa số người tiêu dùng Campuchia mua hàng giá trung bình và rẻ, nhưng theo một số DN, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng có giá cao đã xuất hiện.

Người tiêu dùng Campuchia quan tâm đến sản phẩm Việt Nam tại hội chợ

Nước hoa Sài Gòn rất quen với người dân Campuchia, gần đây sữa tắm Fresh được tiêu thụ mạnh. Để những mặt hàng mỹ phẩm mới nhanh chóng được người tiêu dùng Campuchia tiếp nhận, mỗi khi tham gia hội chợ, Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn huấn luyện một nhóm bán hàng tư vấn cho khách hàng rành rẽ. Ông Nguyễn Thành Long, nhà phân phối kem cho Công ty Cổ phần Kido tại An Giang, lần đầu tiên mang hàng sang Campuchia.

Chi phí vận chuyển tủ đông mỗi thùng mất 100 USD, thùng xốp 500.000 đồng, chưa có loại xe lạnh đi Campuchia nên ông phải “ướp” kem bằng nước đá khô trên đường vận chuyển. Đã có khảo sát thị trường, thấy kem Kido đa dạng hơn và ngon hơn các loại kem của Thái Lan, có khả năng mở đại lý được nên ông không tiếc chi phí để giới thiệu cho người tiêu dùng.

Bà Lê Thị Trúc Ngân, Giám đốc Công ty Gốm sứ Trung Thành tại Campuchia, cho biết công ty đã tham gia hội chợ này ba lần. Sản phẩm của công ty gồm chậu, bình, ly, tách, vật trang trí nội thất, trang trí sân vườn không thuộc loại hàng tiêu dùng thiết yếu nên tại hội chợ tiêu thụ không nhiều nhưng là dịp để tiếp cận người dân Campuchia khá giả.

Hợp sức với nhà phân phối

Theo nhiều DN, nếu không nhanh chóng xây dựng mạng lưới phân phối, DN Việt Nam sẽ mất thị phần bởi hàng Thái Lan và Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt.

Chưa được nửa năm mà ông Sem Sam Bath (Công ty Leap Sovann)   Việt Nam) đã mở được cả trăm đại lý phân phối nước chấm Nam Dương  ở 10 tỉnh của Campuchia, trong đó các tỉnh Đông Bắc giáp biên giới Thái Lan tiêu thụ nhiều nhất.

Mỗi tháng, ông tiêu thụ khoảng 3.000 thùng nước tương Sobi, chưa kể các loại nước chấm gia vị khác của Nam Dương, tương đương doanh số 300 – 400 triệu đồng. Sản phẩm tiêu thụ nhanh là nhờ ông có sẵn mạng lưới đang phân phối các mặt hàng khác của Việt Nam như dầu ăn Marvela, mì Phú Phú, xà phòng Vico.

Công ty TNHH Thương mại Dona cũng đã chọn Công ty Z38 của Campuchia làm đại diện phân phối các sản phẩm từ nấm. Bà Trần Lê Thu Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Dona, đang bàn bạc cùng đối tác thực hiện dự án trồng nấm tại Campuchia, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để có thêm nguyên liệu sản xuất.

Ông Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Z38, chủ đầu tư siêu thị Việt Nam tại Campuchia, mong muốn có thêm những đối tác trực tiếp sản xuất từ Việt Nam để nguồn hàng của siêu thị phong phú và có giá rẻ tương đương với giá bán tại chợ.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết người tiêu dùng Campuchia chưa có nhiều kiến thức để phân biệt hàng chất lượng cao với hàng thứ cấp, Vissan sẽ hỗ trợ nhà phân phối quảng bá thương hiệu và những điều kiện cần thiết để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

(Theo Bài và ảnh: Nguyễn Vân/nld)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo