Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu: khó khăn thuận lợi đan xen


Dệt may là một trong những ngành gặp khó khăn về xuất khẩu trong bảy tháng đầu năm. Ảnh: Lê Toàn

 Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã bày tỏ ý kiến lo ngại về tình hình sụt giảm mạnh của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại hội nghị về tình hình xuất khẩu bảy tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức ngày 27-7 tại TPHCM. Trong khi đó, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng 5 tháng cuối năm 2009, xuất khẩu vẫn có nhiều thuận lợi.

 
Quá nhiều khó khăn


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã mở đầu hội nghị bằng cách dẫn lại câu chuyện Chính phủ đã áp dụng tỷ giá linh hoạt, nới rộng chênh lệch tỷ giá lên +/-5% nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.


Tuy vậy, trong khi GDP, thương mại nội địa, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thì tình hình xuất khẩu lại khá ảm đạm, đứng đầu là sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô, với mức giảm hơn 53% mất 5,5 tỉ đô la Mỹ so với dự kiến. Kế đến là nhóm nông lâm thủy sản, tuy tăng về số lượng xuất khẩu nhưng giá lại giảm trên 8,8%. Cụ thể, hai mặt hàng lớn là cá tra, tôm xuất khẩu tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vẫn giảm.


Nhiều mặt hàng vươn lên chi phối thị phần như tiêu, cà phê, nhưng bị tình trạng đầu cơ làm giá giảm, làm điêu đứng các doanh nghiệp và nông dân.

 


Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản hiện nay phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong khi phần lớn các mặt hàng xuất vào thị trường này đều giảm về lượng và giá trị xuất khẩu. Chỉ có sắn là mặt hàng duy nhất xuất vào Trung Quốc tăng về lượng cũng như giá trị, nhưng chỉ khoảng 400 triệu đô la Mỹ.


Ông Biên nhận định rằng sức cạnh tranh trong 5 tháng cuối năm sẽ khốc liệt hơn, khi mà nền kinh tế các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi phục sớm hơn dự kiến, nhất là Trung Quốc.


Những rào cản về kỹ thuật được dựng lên, như đạo luật nông trại của Mỹ (Farm Bill), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng của Mỹ, các tiêu chuẩn mà EU đặt ra về hóa chất và an toàn hóa chất, nguồn gốc đánh bắt hải sản, yếu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên... cũng là những thách thức rất lớn cho hàng hóa Việt Nam vào các thị trường này. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra trong 5 tháng cuối năm xuất khẩu phải đạt gần 30 tỉ đô la Mỹ, tức gần 6 tỉ đô la Mỹ/tháng, cao hơn mức trung bình đề ra hàng tháng là 1 tỉ đô la/Mỹ.


Bên cạnh đó, mối quan ngại của doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp phía Nam (chiếm 3/4 lượng xuất khẩu cả nước) cũng đặt vào chuyện tắc đường vào cảng, ông Biên nói.  


Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, cho rằng kết quả xuất khẩu qua 7 tháng đầu năm như hiện nay còn ẩn chứa nhiều rủi ro, khi mà khó khăn chung chưa dừng lại. Những thị trường mới như, Nga, Ba Lan… rất cần đơn hàng, nhưng do phương thức thanh toán, cơ chế chưa thông, nên hàng của Việt Nam vẫn chưa vào được. Nếu chính phủ hai bên có những thỏa thuận thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng bắt tay nhau hơn.


Xung quanh lãi suất kích cầu, ông Minh cho rằng những doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ đa số là những doanh nghiệp lớn, trong khi ở TPHCM chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ được vay nguồn vốn này. Đa số các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn là do thủ tục không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, nếu tiền từ gói hỗ trợ vốn kích cầu còn thì nên ưu tiên cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Ông Phạm Phú Cường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần May Nhà Bè, nêu ra một khó khăn lớn của ngành là 90% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc và phải trả tiền ngay. Trong khi đó, nếu xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài thì phải 30, thậm chí 60 ngày sau mới thu được tiền về. Ông Cường cho rằng về mặt vĩ mô, Chính phủ nên có những ưu đãi riêng biệt cho các doanh nghiệp đang góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.


Hiện dệt may đang phải nhập khẩu nguyên phụ liệu. Chính vì vậy, Chính phủ nên chú trọng vấn đề phát triển ngành dệt, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất máy móc để phục vụ sản xuất, giảm việc nhập khẩu máy móc.


Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vassep), nói rằng ngành này phấn đấu lắm có thể đạt đến 4-4,2 tỉ đô la Mỹ, không thể đạt được 6 tỉ đô la Mỹ như kế hoạch. Hiện con tôm sú là mặt hàng xuất khẩu nhiều vào Mỹ đang cạnh tranh khốc liệt với con tôm của Thái Lan. Trong khi đó, thị trường châu Âu chỉ hấp thụ được khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ, các nước lớn nhập khẩu thủy sản nhiều như Ý, Hà Lan đang giảm hàng nhập trở lại.


Thị trường Nhật trong những tháng vừa rồi cũng đang rất căng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kháng sinh… nên thủy sản bị kiểm tra 100% khi nhập vào. Trong khi đó, cá tra lại không thể vào đây. Thị trường Nga năm nay cũng không thể kỳ vọng “cứu” ngành thủy sản trong những tháng cuối năm mặc dù thị trường đã mở.


Ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ chế biến gỗ TPHCM (Hawa), cho biết trong 5 tháng đầu năm 2009 ngành gỗ có tốc độ sụt giảm rất cao, khoảng hơn một tháng trở lại đây tình hình có dấu hiệu lạc quan, lác đác có đơn hàng. Tuy nhiên, đó hầu hết là những đơn hàng giá thấp, nếu doanh nghiệp không làm tốt thì sẽ rất dễ bị lỗ. Vì vậy năm tháng còn lại vẫn khó có thể đạt được chỉ tiêu đã đề ra như hồi đầu năm.


Thuận lợi cũng không ít


Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cho rằng mức tăng trưởng xuất khẩu 3% trong năm nay là rất khó. Tuy nhiên tình hình năm tháng cuối năm sẽ tốt hơn bảy tháng đầu năm, và cần tận dụng điều này để khai thác.


Hiệp định đối tác toàn diện giữa ASEAN - Nhật Bản đã được thông qua và đến tháng 10-2009 sẽ có hiệu lực. Đây là cơ hội cho ngành dệt may và thủy sản của Việt Nam vào thị trường này khi có đến hơn 90% hàng hóa được miễn thuế.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cho rằng Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó nhất của xuất khẩu, khi tháng sau kim ngạch cao hơn tháng trước, sức mua tăng lên, đơn hàng tăng lên… do đó những thuận lợi của 5 tháng cuối năm cũng không phải là ít.


Nhằm chia sẻ bớt khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết  đã gửi kiến nghị giảm 20% giá điện vào giờ cao điểm cho các doanh nghiệp sản xuất lên Thủ tướng Chính phủ và đang chờ phê duyệt.


Tập trung vào các thị trường gần, thị trường truyền thống nhất là thị trường Campuchia - có mức tăng trưởng cao hơn 44% trong năm tháng đầu năm cũng là những giải pháp mà thành phố hướng đến. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết, hiện thành phố đang làm việc với các tỉnh như Tây Ninh, An Giang, để các doanh nghiệp của TPHCM xây dựng các kho ngoại quan ở dọc biên giới và tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường này.

(Theo Nguyễn Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu tháng Tám: Tiếp tục âm
  • Cần chính sách đầu tư đặc biệt cho hàng Việt
  • Xe 5 chỗ lập kỷ lục
  • Hy vọng phục hồi đẩy giá dầu lên cao
  • Trung Quốc: Giá thịt trứng leo thang sẽ thành nguyên nhân của vòng lạm phát mới
  • Thương mại toàn cầu đã thực sự khởi sắc?
  • Hoàn thành kế hoạch xuất khẩu: Đích còn quá xa!
  • “Giá sữa Việt Nam cao nhất thế giới”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo