Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường trong nước bị bỏ quên

Tôi đồng ý với nhận định của tác giả Nguyễn Văn Sơn về việc thị trường trong nước đã giữ vai trò “đầu kéo” tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong những năm qua. Nhưng điều đáng lưu ý là trong thời gian dài, chúng ta tập trung xuất khẩu, thị trường trong nước ít được chú trọng khai thác, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại đánh giá rất cao tiềm năng thị trường Việt Nam


Thị trường bán lẻ của nước ta năm 2008 đã “nhảy cóc” ba bậc qua mặt cả ba “đại gia” Trung Quốc, Ấn Độ và Nga để vươn lên đứng đầu thế giới về độ hấp dẫn trong bảng xếp hạng của Atkearney.


Trên thực tế, việc một số tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson... đã “nhanh mắt, nhanh chân” để sớm có mặt, đặc biệt là việc không ít các tập đoàn khác cũng đã và đang đổ bộ vào Việt Nam khi thị trường này chính thức được mở cửa theo cam kết gia nhập WTO.


Sự đổi ngôi tất yếu


Tăng tốc mạnh trong những năm qua, và do vậy, thị trường bán lẻ của nước ta đã cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nếu so với thị trường xuất khẩu, nó đang “lép vế” dần.


Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (sau đây gọi tắt là thị trường bán lẻ) từ năm 1990 đến nay, theo đồ thị hình chữ U rất rõ nét. Với hai đầu chữ U là thời điểm năm 1990 và thời kỳ từ 2001 tới nay. Sau khi có đường lối mở cửa, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ đạt 47,40%, thậm chí năm 1991 đạt kỷ lục 75,52%. Từ 2001 tới nay, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng mạnh, trong đó năm 2008 đạt 31%, mức kỷ lục kể từ năm 1995 đến nay. Đáy của chữ U là giai đoạn 1991 tới 2001, trong đó có năm năm liên tục kể từ 1997 tốc độ tăng trưởng dao động quanh ngưỡng 10%.


Xét về quy mô, ở thời điểm năm 1990, với 19,031 tỉ đồng, tương đương với 3,548 tỉ USD tính theo tỷ giá lúc đó, thị trường bán lẻ trong nước lớn gần gấp rưỡi (47,59%) thị trường hàng hoá xuất khẩu. Do nằm ở “vùng trũng” của tốc độ phát triển trong suốt năm năm, nên đến thời điểm bắt đầu tăng tốc trở lại vào năm 2002, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy đạt 18,9 tỉ USD, nhưng chỉ còn nhỉnh hơn 13,49% so với kim ngạch xuất khẩu. Thị trường bán lẻ năm 2008, tuy đạt tốc độ tăng kỷ lục 31%, với quy mô 968,067 tỉ đồng, tức là lớn gấp 50 lần so với 18 năm trước đó, nhưng nếu quy ra USD theo thời giá thì cũng chỉ mới đạt 57,76 tỉ USD, nhưng đã nhỏ hơn 7,82% so với xuất khẩu.


Mấu chốt vấn đề là trong khoảng thời gian này tiền đồng bị mất giá 2,97 lần so với USD, cho nên từ chỗ lớn gấp 50,87 lần sau gần hai thập kỷ phát triển, tốc độ “lớn” thị trường bán lẻ đã “co lại” chỉ còn 16,28 lần, trong khi thị trường xuất khẩu đã “lớn” gấp 26,06 lần.


Ở đây, cần lưu ý thêm rằng, quy mô của thị trường xuất khẩu nói ở trên là chỉ tính riêng hàng hoá, còn nếu tính cả dịch vụ thì mức độ chênh lệch nói trên chắc chắn còn lớn hơn nhiều, bởi ở thời điểm năm 1990 thì xuất khẩu dịch vụ gần như bằng không, còn những năm gần đây đã phát triển ngày càng mạnh, cho nên toàn bộ “rổ hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu” của nước ta còn lớn hơn thế rất nhiều.


Có thể nói, sự “đổi ngôi” đó giữa hai thị trường này là một kết quả tất yếu, bởi trong gần 20 năm qua, đường lối phát triển của chúng ta là đẩy mạnh xuất khẩu, tức là lấy thị trường xuất khẩu làm nguồn động lực chủ yếu để phát triển nhanh nền kinh tế.


Vẫn rất hấp dẫn


Tuy giữ “ngôi hậu”, thị trường bán lẻ nước ta vẫn hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn do nhiều yếu tố như quy mô dân số đủ lớn và cơ cấu dân số (theo lứa tuổi, theo khu vực đô thị và nông thôn) hứa hẹn tiềm năng phát triển rất lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong một khoảng thời gian đủ dài, tức là nền kinh tế đang trên đà “cất cánh”. Trong đó, một yếu tố quan trọng là chúng ta đang ở trình độ phát triển thấp, đồng nghĩa với tình trạng còn “đói hàng” của dân cư nước ta và cũng đồng nghĩa với tiềm năng phát triển kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng còn rất lớn và cơ hội phát triển kinh doanh còn rất nhiều.


Các số liệu thống kê của ngân hàng Thế giới cho thấy, ở thời điểm năm 2007, tuy đứng ở vị trí thứ 13 về dân số, xét về quy mô nền kinh tế (tính theo GDP) Việt Nam đứng ở vị trí 58. Xét theo tiêu chí thu nhập quốc gia bình quân đầu người thì Việt Nam đứng ở vị trí thứ 170 trong số 209 quốc gia và vùng lãnh thổ và chỉ bằng 9,93% so với bình quân chung của thế giới. Điều này có nghĩa là, xét trên bình diện toàn cầu, dân ta vẫn rất “đói tiêu dùng”, cho nên tiềm năng phát triển bán lẻ còn lớn và cơ hội phát triển bán lẻ còn nhiều và những yếu tố này đã tạo ra sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta.


Nói cách khác, cho dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển của thị trường trong nước thì vẫn còn nằm ở trong “thì tương lai”, cho nên phát triển mạnh thị trường trong nước đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.

 

( Theo Nguyễn Đình Bích // SGTT Online)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • VN ngày càng thích nghi với thị trường quốc tế
  • Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
  • Thương hiệu Mỹ: Xuống ở Mỹ và lên ở Trung Quốc?
  • Kích cầu tiêu dùng hàng nội - Dễ hay khó?
  • Hàng tiêu dùng ở Quảng Đông không an toàn
  • 6 nhận xét từ việc tiêu thụ trong nước tăng trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo