Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Buôn lậu những mặt hàng "nóng" vẫn hoành hành trên tuyến biên giới

Từ đầu tháng 5-2009, một số mặt hàng tiêu dùng tăng giá, khiến tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới An Giang lại nhộn nhịp hơn. Trong đó, mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát Thái Lan được coi  là hai mặt hàng "nóng".

5 giờ sáng ngày 16-6-2009, chúng tôi đi ngược đường quốc lộ 91, hướng Long Xuyên lên Châu Đốc, đến khu vực cầu Xép Bà Lý giáp ranh giữa huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên, gặp hơn chục xe môtô chở thuốc lá lậu đang rầm rộ đổ về hướng thành phố. Những "quái xế" chở hàng lậu chất thuốc lá oằn cả yên xe và phía trước baga, chạy như điên trên đường. Quái xế không đội nón bảo hiểm, bất chấp luật lệ giao thông và tính mạng của người đi đường. Đến cầu Bình Hòa (xã Bình Hòa, Châu Thành), chúng tôi gặp thêm một tốp xe nữa chở thuốc lá lậu từ hướng Châu Phú đang lao vun vút về Long Xuyên. Do nhiều lần bị lực lượng Cảnh sát Kinh tế chặn bắt nên các quái xế chở hàng lậu không chạy thành đoàn, mà xe sau chạy cách xe trước khoảng 500 - 700 mét.
 

Đại úy Dương Thanh Trung, Đội trưởng Đội 5 - Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC15) cho hay, vận chuyển thuốc lá lậu trên tuyến quốc lộ 91, đi mạnh từ 1-5 giờ sáng. Khi lực lượng Cảnh sát Kinh tế Châu Phú ra quân, chúng tập trung vào hai khu vực Trung tâm thương mại Mỹ Đức và Bến Cát (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú).

Tuy nhiên, công tác phối hợp chưa nhịp nhàng và đồng bộ nên không thể vây bắt hết đoàn xe môtô này. Theo đại úy Trung, việc đuổi bắt các xe môtô không hiệu quả bằng phục kích bắt các điểm tập kết. Đầu tháng 5-2009, lực lượng của Đội 5 bắt hai điểm tập kết tại bến xe TX. Châu Đốc và khóm Vĩnh Chánh, phường Châu Phú A, thu giữ 1.398 cây thuốc lá điếu ngoại Hero và Jet. Cục Hải quan An Giang cho hay, lực lượng này cũng bắt giữ 4.200 gói thuốc lá lậu.

Nhận định tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới An Giang hiện nay, ông Trần Bửu Tài, Trưởng phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập thông tin nghiệp vụ - Cục Hải quan An Giang cho rằng, tùy vào thời điểm nhạy cảm từng loại mặt hàng ở thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến buôn lậu. Trong hai tháng qua, giá đường trong nước tăng mạnh, khiến tình hình buôn lậu đường cát Thái Lan qua biên giới phức tạp hơn so với hồi đầu năm. Nạn vận chuyển đường lậu qua biên giới không chỉ diễn ra ở khu vực Vĩnh Ngươn (Châu Đốc), mà cả cửa khẩu Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông (An Phú), lực lượng Hải quan bắt giữ trên 43 tấn đường cát lậu.

Cùng nhận định tình hình buôn lậu mặt hàng đường cát Thái Lan, đại úy Dương Thanh Trung nói, sẽ còn kéo dài đến Tết Trung thu. Hai  khu vực xảy ra buôn lậu lớn là xã Vĩnh Ngươn (Châu Đốc) và khu vực Khánh Bình, Khánh An (An Phú). Ở khu vực Vĩnh Ngươn, hàng lậu được vận chuyển bằng đường bộ từ gò Tà Mâu (Campuchia) qua đường Cộ (ấp Vĩnh Chánh I) và đường rạch Cây Gáo (ấp Vĩnh Chánh 3), số lượng không nhiều và chỉ hoạt động ban ngày. Riêng tuyến rạch Chắc Ri (ấp Vĩnh Chánh I) do ghe xuồng máy ra vào thuận tiện nên số lượng hàng lậu tuồn qua nhiều hơn. Để hạn chế buôn lậu, từ đầu tháng 6-2009, Công an tỉnh An Giang đã bố trí lực lượng (Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát Cơ động và Cảnh sát Giao thông đường thủy) đóng chốt trên nhánh sông Châu Đốc, nơi ngõ ra của con rạch Chắc Ri với đầy đủ phương tiện cano và xuồng máy canh gác 24 giờ/ngày.

Đặc biệt hầu hết các vụ buôn lậu đường cát ở khu vực Khánh Bình và Khánh An, đối diện với khu vực Bẹc Chạy (Campuchia) có phần tinh vi hơn. Bởi, ở đây có cả hệ thống kho bãi, đường cát Thái Lan được sang bao các công ty đường Việt Nam từ bên kia biên giới rồi chuyển sang kho. Khi lực lượng kiểm tra, chủ hàng đối phó bằng các hóa đơn mua hàng của các công ty đường nội địa hay hóa đơn bán hàng hóa giá. Với thủ đoạn này, mỗi ngày có hàng chục tấn đường cát Thái Lan được "lột xác" để biến thành đường nội chở từ biên giới về nội địa tiêu thụ. Đại úy Dương Thanh Trung cho hay, Phòng PC15 vừa xử lý hai lô hàng (29 tấn đường) vi phạm kinh doanh không đúng nhãn mác với số tiền phạt 120 triệu đồng.

( Bài, ảnh: HÒA BÌNH // Báo An Giang)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ giảm?
  • Các doanh nghiệp cần tiếp cận nét mới của thị trường Nga
  • Thương hiệu Mỹ: Xuống ở Mỹ và lên ở Trung Quốc?
  • Kích cầu tiêu dùng hàng nội - Dễ hay khó?
  • Hàng tiêu dùng ở Quảng Đông không an toàn
  • 6 nhận xét từ việc tiêu thụ trong nước tăng trở lại
  • Thị trường bán lẻ năm 2009: Không “nóng” như... dự báo!
  • Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Trung Quốc "bao sân"!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo