Chuyện vất vả ngược xuôi, từ quốc gia gần đến những nước xa xôi để tìm thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam đã không còn là điều mới mẻ. Thế nhưng, chuyến khảo sát thị trường Singapore của Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai(Donataba) từ 17 đến 21-3 vừa qua, gồm lãnh đạo tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, lại xới lên nhiều vấn đề phải trăn trở.
![]() |
Nhiều mặt hàng lương thực và thực phẩm bày bán ở FP Singapore cũng không xa lạ gì với Đồng Nai. |
* Cơ hội trong tầm tay
Hầu hết các thành viên trong đoàn công tác của Donataba đều tỏ ra phấn chấn khi được nghe ông Tng Ah Yiam, Giám đốc thương mại quốc tế của FairPrice Group (FP), nhà bán lẻ lớn nhất ở Singapore, kể câu chuyện: "Cách nay hơn 2 năm, FP không hề biết gì về gạo Việt Nam. 95% gạo nhập là của Thái Lan và 5% từ Úc. Thế nhưng hiện nay, chúng tôi đã nhập từ Việt Nam khoảng 800 tấn gạo/tháng và xu hướng sẽ tăng lên. Lý do nhập gạo Việt Nam vì chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh".
Ông Tng Ah Yiam cho biết, FP có hơn 200 cửa hàng bán lẻ và siêu thị, hàng tuần phục vụ khoảng 2,5 triệu lượt người đến mua sắm, chiếm khoảng 53% thị phần bán lẻ của Singapore. 95% hàng hóa bán lẻ của FP được nhập khẩu với doanh số nhập khẩu hàng năm lên đến 300 triệu USD. Có khá nhiều nông sản và thực phẩm được FP nhập từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, bởi vì tập quán tiêu dùng các nước trong khu vực cũng khá giống nhau, vận chuyển thuận tiện và giá cả hợp lý. "Việt Nam là quốc gia trong cộng đồng ASEAN lại rất gần Singapore và xu hướng của FP cũng muốn tìm kiếm các đối tác, bạn hàng ở Việt Nam với thế mạnh là hải sản, trái cây và nhiều loại nông sản khác. Nếu hàng hóa xuất khẩu của Donataba có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh sẽ trở thành đối tác của FP" - ông Tng Ah Yiam nhấn mạnh.
FP là mô hình liên hiệp hợp tác xã được thành lập vào năm 1983 với 500 ngàn xã viên, chiếm khoảng 1/10 dân số của Singapore, hoạt động và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, bán lẻ, xuất bản báo chí, bảo hiểm, chăm sóc người già... FP có trách nhiệm tham gia bình ổn giá tại thị trường Singapore. Mục tiêu FP trong tương lai là trở thành nhà bán lẻ toàn cầu.
Qua trao đổi với các thành viên lãnh đạo FP, giám đốc các doanh nghiệp của Donataba cho rằng cơ hội khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore không quá khó. Nhưng để "khai thông" được thị trường này lại phải bắt đầu từ trong nước. Bà Lệ Hồng, Tổng giám đốc Donataba, khẳng định: "Đồng Nai có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của FP. Donataba có thể tổ chức sản xuất hoặc làm đầu mối kết nối nguồn hàng cung cấp cho FP. Nếu có hợp tác xuất khẩu cho FP thì Donataba sẽ không bán sản phẩm giá rẻ mà cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn".
* Lo xa không bằng lo gần
Rảo qua siêu thị bán lẻ của FP, các thành viên trong đoàn doanh nghiệp của Donataba xăm xoi khá kỹ từ bao bì, trọng lượng và giá bán của các loại sản phẩm gần gũi với Đồng Nai như: thịt heo, thịt gà, gạo, các loại rau, quả củ... Điều dễ nhận thấy là giá cả ở Singapore rất đắt đỏ. Một trái bắp tươi có giá khoảng hơn 30 ngàn đồng (quy đổi đô la Singapore sang tiền đồng Việt Nam); 180gr nấm rơm hơn 38 ngàn đồng; 150gr nấm mèo khoảng 14 ngàn đồng; 1kg đậu phộng còn vỏ gần 70 ngàn đồng (nhập từ Trung Quốc);1kg thịt phi lê hơn 300 ngàn đồng; 1kg thịt sườn gần 200 ngàn đồng; 1kg cánh gà 115 ngàn đồng... Tại siêu thị của FG, cũng bày bán một vài sản phẩm "Made in Vietnam" như: trái sa-pô-chê của DNTN Lợi Phong (tỉnh Bình Dương); bánh tráng của Safaco (mang danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao); trái thanh long (tỉnh Bình Thuận), gạo Jasmine... Một bịch bánh tráng 300gr của Safaco bán giá hơn 30 ngàn đồng; 1kg gạo Jasmine có giá hơn 110 ngàn đồng. Ông Tng Ah Yiam: "Lúc ban đầu, FP mới nhập gạo từ Việt Nam về bán thử tại các siêu thị chỉ có vài chục tấn/tháng và nhận thấy sự phản ứng của thị trường khá chậm chạp. Nhưng một thời gian sau, người tiêu dùng Sigapore đã chấp nhận vì chất lượng gạo tốt như các quốc gia xuất khẩu gạo khác và giá lại rẻ hơn khoảng 20%. FP cũng có nhập khẩu thanh long, bánh tráng, bí đỏ vỏ xanh và trái sa-pô-chê của Việt Nam Quan điểm của FP trong nhập khẩu là không ấn định bất kỳ nhà cung cấp và nguồn cung cấp nào mà luôn tìm kiếm đối tác để có mức giá cạnh tranh. Việt Nam có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu vào Singapore X.P Ông Phạm Văn Yên, Giám đốc Xí nghiệp sản xuất - dịch vụ nông nghiệp Cẩm Mỹ , cho biết: "Xoài ở địa phương tôi ngon lắm cũng chưa tới 20 ngàn đồng/kg, còn tại siêu thị FP bán tới cả 100 ngàn đồng". Ông Lê Văn Mẽ, Giám đốc Công ty CP chăn nuôi heo Phú Sơn, nhận xét: "Các sản phẩm thịt heo bày bán ở FP không phải là Đồng Nai không chế biến được. Vấn đề là phải quản lý tốt từ đầu vào đến đầu ra để không bị tốt, xấu lẫn lộn". Bà Lệ Hồng, Tổng giám đốc Donataba, cũng thừa nhận rằng khó khăn lớn nhất trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng là phải tổ chức lại quy trình sản xuất trong chăn nuôi và trồng trọt, đảm bảo khép kín để có thể quản lý được chất lượng sản phẩm sạch và an toàn, với số lượng lớn có thể đáp ứng quanh năm cho nhà nhập khẩu. Quả thật, cơ hội xuất khẩu cho hàng nông sản Đồng Nai - Việt Nam ở trong tầm tay. Thế nhưng, để thay đổi tập quán và thói quen sản xuất nhỏ lẻ của nông dân là cực kỳ khó khăn. Vì vậy, nỗi lo lớn nhất trong việc tìm đầu ra cho thị trường xuất khẩu nông sản chính là ở... quê nhà!Gạo Jasmin Việt Nam được FP nhập khẩu bày bán ở siêu thị.
(Theo Xuân Phú // Báo Đồng Nai Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com