Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời điểm tốt cho các nhà bán lẻ vào Việt Nam

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế đang khiến cho dòng đầu tư toàn cầu cũng như vào Việt Nam có nguy cơ sụt giảm, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu (TNS) Ralf Matthaes nhận định đây là thời điểm tốt để các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường này.

 

“Nếu bạn là một nhà bán lẻ nước ngoài, thì đây là thời điểm hoàn hảo để vào thị trường Việt Nam. Giá bất động sản và xây dựng đang giảm, do vậy đây là thời điểm tốt để ký các hợp đồng thuê bất động sản dài hạn,” ông Ralf Matthaes nói.
 
Trong cuộc phỏng vấn bên lề hội thảo Việt Nam-EU về “Xây dựng thương hiệu trong thời kỳ kinh tế giảm phát” ngày 20/4 tại Hà Nội, ông Ralf Matthaes đưa ra nhận định rất khả quan về sức mua của thị trường Việt Nam.
 
“Ở Việt Nam, người dân vẫn đang tiêu dùng nhiều hơn so với năm ngoái. Những gì chúng tôi thấy là sức mua trong những năm qua tăng đều khoảng 20%, như vậy nếu năm nay tiêu dùng có giảm 7% thì so với 2 năm trước vẫn tăng trưởng,” ông Matthaes nói.
 
Giám đốc điều hành TNS đưa ra số liệu nghiên cứu cho thấy hiện nay người tiêu dùng giàu có chiếm hơn 30% tổng số cư dân thành thị Việt Nam. Cách đây 10 năm, khi TNS bắt đầu nghiên cứu thị trường Việt Nam, con số này chỉ là dưới 5%.
 
Trong khi đó, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua. Người dân có nhiều tiền hơn và Việt Nam không chịu ảnh hưởng trầm trọng từ khủng hoảng tài chính thế giới như các quốc gia khác.
 
Việt Nam cũng đang trải qua thời kỳ tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nhanh nhất ở châu Á, với mức tăng trưởng 19% năm 2008, so với Trung Quốc 16%, Malaysia 11% hay Philippines 8%.
 
Tháng 6/2008, Công ty Tư vấn Quản lý toàn cầu A.T Kearney đã công bố kết quả điều tra thường niên về các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, theo đó, lần đầu tiên Việt Nam đã vượt qua các “đối thủ” của năm 2007 là Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để dẫn đầu danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2008.
 
Phát biểu tại hội thảo, ông Matthaes cho rằng để đảm bảo lợi nhuận và danh tiếng trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các nhà bán lẻ nhất thiết không được cắt giảm chi tiêu cho việc quảng bá, cắt giảm chi phí thông qua giảm chất lượng hay giảm giá sản phẩm vì nó sẽ làm xói mòn tinh hoa nhãn hiệu và rất khó tăng giá sản phẩm khi thời điểm suy thoái qua đi.
 
“Hãy dùng những cách thức quảng cáo khác đỡ tốn kém hơn, như internet, để nói chuyện với khách hàng, để hiểu những nỗi sợ hãi hay những gì khiến khách hàng dè dặt khi chi tiêu, từ đó có một thông điệp phù hợp khiến họ tin vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm,” Giám đốc điều hành TNS khuyến nghị.
 
Hội thảo “Xây dựng thương hiệu trong thời kỳ giảm phát” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đồng tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề xây dựng thương hiệu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm với chuyên gia quốc tế./.

(Theo Hồng Nhung - Vietnam+)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường đèn tiết kiệm điện: Thiếu trọng tài
  • Thị trường ôtô: Cái bóng của thuế?
  • Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu
  • Nhập khẩu 6 tháng đầu năm được dự báo giảm mạnh
  • Tăng "sức đề kháng" cho doanh nghiệp trước rủi ro thương mại
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Dự báo quá lạc quan ?
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu năm 2009: Cách nào ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo