Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh

.

Siêu thị là một trong những kênh phân phối bán lẻ được nhiều người quan tâm

Siêu thị là một trong những kênh phân phối bán lẻ được nhiều người quan tâm
 

Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số hơn 45 tỷ USD và trở thành nước có chỉ số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để có thể duy trì và giữ vững ngôi vị thì ngoài các yếu tố cơ bản như: thị trường, nguồn nhân lực, hàng hóa, dịch vụ… ngành bán lẻ Việt Nam cần phải có thêm nhiều mặt bằng kinh doanh ở những vị trí thuận lợi hơn nữa.


Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, kể từ 1/1/2009, cánh cửa vào thị trường bán lẻ của Việt Nam đã được mở hoàn toàn. Như vậy đồng nghĩa với việc cùng lúc cả DN trong nước lẫn các đại gia có tên tuổi trên thế giới cùng đồng loạt nhảy vào khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam. Bên cạnh những nhà phân phối lớn trong nước như: Phú Thái, Sài Gòn Coop Mart, Hapro… thì sự hiện diện của những tên tuổi lớn trên thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)… cũng sẽ hứa hẹn tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt.


Bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý, mở rộng thị trường, cải thiện    chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ… thì điều mà tất cả các DN quan tâm và tỏ ra khá lo lắng đó là vấn đề địa điểm và mặt bằng kinh doanh.


Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng: để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, các DN bán lẻ phải thông qua hệ thống riêng của mình, vì vậy vấn đề mặt bằng, địa điểm bao giờ cũng rất quan trọng và là ưu tiên số một của các nhà bán lẻ.


 Hiện các DN Việt Nam đang rất khó khăn trong việc đi tìm vị trí kinh doanh. Thực tế là vừa qua, dù 4 đại gia bán lẻ lớn trong nước là: Sai Gon Coop, Phú Thái, HapPro và Satra đã bắt tay thành lập Cty cổ phần VDA với tham vọng sẽ chiếm lĩnh 60% thị phần trong nước và góp phần điều tiết giá cả, nhưng khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải vẫn là việc tìm kiếm, xin được vị trí thuận tiện để kinh doanh tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.


Theo một công bố mới nhất vào cuối năm 2008 của CB Richacrt Eliss Việt Nam (CBRE) - một trong những Cty tư vấn và quản lý Bất động sản có tiếng cho thấy: tại Hà Nội, nguồn cung diện tích sàn cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước thuê hiện có khoảng 100.000 m2, thấp hơn nhiều so với nhu cầu. Mức giá thuê tại khu vực trung tâm thường dao động khoảng từ 65 - 150 USD/m2/tháng, tại các vị trí xa hơn khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Nếu so sánh với giá thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa tại một số thành phố lớn của châu Á thì mức giá thuê trung bình tại Hà Nội cao hơn tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines) và Jakarta (Indonesia).


Tuy giá cả không “dễ thở” chút nào, nhưng ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì mặt bằng cho thuê đều không còn nữa, hoặc nếu có thì cũng không đáp ứng đủ diện tích và vị trí mà các DN bán lẻ cần.


Tiến sĩ Vũ Đình Ánh – Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết: Một trong những e ngại của các nhà bán lẻ nước ngoài khi “đổ bộ” vào Việt nam là mặt bằng kinh doanh. Thông thường hệ thống bán lẻ muốn phát triển phải có vị trí kinh doanh thuận tiện là mặt đường.


Để giải quyết sự thiếu hụt này, ngoài sự vận động của chính các nhà bán lẻ bằng cách tự đầu tư xây dựng, thì một trong những kênh quan trọng chính là các nhà đầu tư kinh doanh mặt bằng. Họ đã và đang cố gắng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sao cho sớm đưa các dự án xây dựng đi vào hoạt động. Dự kiến trong 2 năm, từ nay đến năm 2010, mỗi năm Hà Nội sẽ có thêm hơn 41.000 m2 mặt bằng cho thuê đi vào hoạt động. Riêng Vincom Galleries của Cty CP Vincom khi đi vào hoạt động tháng 8/2009 cũng sẽ cung cấp thêm tới hơn 14.000m2 mặt bằng tại khu vực trung tâm, đưa tổng diện tích Trung tâm thương mại Vincom lên tới trên 35.000m2.


Tại TP Hồ Chí Minh, hàng loạt các dự án Trung tâm thương mại, siêu thị đang được khẩn trương hoàn thiện. Giờ đây các nhà đầu tư không chỉ nhắm đến những vị trí trung tâm mà họ còn mở rộng đầu tư ra các vùng xa, các khu đô thị mới, những nơi dân cư đông đúc.


Bằng những biện pháp này, hy vọng trong một vài năm tới, vấn đề mặt bằng không còn là nỗi lo của các nhà bán lẻ và Việt Nam vẫn giữ vững ngôi vị quán quân trên thị trường bán lẻ thế giới. 

                                                                             

 

Tiến Dũng

 

(Theo Diendandoanhnghiep)

Bài thuộc chuyên đề: 01/01/2009 Mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Dự báo quá lạc quan ?
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu năm 2009: Cách nào ?
  • Hai năm vào WTO: Lo nhặt nhạnh cơ hội lẻ
  • Đón cơ hội từ các hiệp định kinh tế
  • Xuất khẩu vào Nhật phải vượt rào cản kỹ thuật
  • Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn “đói” thông tin
  • Thị trường bán lẻ Chờ thời cơ
  • Các doanh nghiệp chưa biết phòng vệ thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo