Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm lời giải cho bài toán nhập siêu: Cần đẩy nhanh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên: Để hạn chế nhập siêu, ngoài một số biện pháp ngắn hạn, như tăng hạn ngạch thuế quan, rà soát lại các sản phẩm chưa cần thiết nhập khẩu… thì về dài hạn, mấu chốt vẫn là đẩy nhanh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

Về dài hạn, mấu chốt để giảm nhập siêu vẫn là đẩy nhanh phát triển CNHT. Ảnh minh họa

Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nhập siêu trong quý I/2010 đã lên tới 3,51 tỷ USD bằng 25% kim ngạch xuất khẩu, vượt xa ngưỡng 20% theo Nghị quyết của Quốc hội.

Bên cạnh đó, với đà tăng 37,6% của nhập khẩu trong quý I có thể thấy mục tiêu  giữ kim ngạch nhập khẩu không quá 71,9 tỷ USD  nhằm kiềm chế nhập siêu năm 2010 ở mức dưới 20% là bài toán vô cùng khó khăn.

Phát triển CNHT sẽ góp phần "giải bài toán" nhập siêu

Trong một cuộc họp gần đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, để hạn chế nhập siêu, ngoài một số biện pháp ngắn hạn, như tăng hạn ngạch thuế quan, rà soát lại các sản phẩm chưa cần thiết nhập khẩu… thì về dài hạn, mấu chốt vẫn là đẩy nhanh phát triển CNHT.

Bởi theo tính toán của các chuyên gia, đối với một số ngành thì giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào CNHT  tới 90-95%, tùy theo tính chất kỹ thuật từng ngành hàng.

Tương tự, PGS.TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho rằng phát triển CNHT là con đường bền vững nhất cho việc giảm nhập siêu, quyết định về chất trong nỗ lực giảm nhập siêu.

Ông Tuất đưa ra một một ví dụ của “vòng xoáy” luẩn quẩn: Nếu định hướng nền công nghiệp vào xuất khẩu mà CNHT chưa phát triển thì chúng ta phải nhập khẩu chi tiết linh kiện đầu vào. Cùng đi với dòng hàng nhập khẩu từ các nước phát triển (có giá thành cao, thậm chí còn bị nâng cao một cách giả tạo) làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm lắp ráp kém hấp dẫn, nhất là khi quy mô lắp ráp lại nhỏ bé.

Điều đó kéo theo việc hoặc là phải tiếp tục xuất khẩu tài nguyên hoặc là phải tiếp tục “nhập để xuất”. Do đó, chúng ta sẽ dễ bị kéo vào vòng xoáy nhập khẩu và kéo luôn cả  “căn bệnh” của các nền kinh tế khác như lạm phát, tỷ giá, các ràng buộc phi kinh tế... khiến cho càng nỗ lực xuất khẩu thì nhập siêu càng lớn.

Nhiều bất cập trong chính sách

Phát triển CNHT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và đã được  kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành Công nghiệp Việt Nam.

Điều này đã được thể hiện rõ qua “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,  trong đó khẳng định CNHT là động lực của quá trình CNH - HĐH đất nước và là nền tảng cho việc phát triển bền vững các ngành công nghiệp  chủ lực của Việt Nam.

Thế nhưng thời gian qua, CNHT của Việt Nam phát triển chưa kịp so với nhu cầu của nền kinh tế.

Các nguyên nhân có thể xuất phát từ các đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam là: dung lượng thị trường còn nhỏ, chưa đảm  bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với CNHT, sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất CNHT còn thấp, thiếu sự phối hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cũng như các hành lang pháp lý của Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất hỗ trợ với định hướng phát triển dài hạn, bền vững trong bối cảnh hội nhập...

Vì vậy, để phát triển CNHT, chúng ta cần phải giải quyết một số bất cập mà ngành CNHT đang phải đối mặt.

Về hạ tầng, các doanh nghiệp (DN) trong ngành CNHT Việt Nam phần lớn là DN vừa và nhỏ hạn chế về tài chính nên rất cần các ưu đãi về cơ sở hạ tầng để giảm chi phí đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng theo quy định của Luật Đất đai, CNHT không thuộc danh mục ưu đãi đầu tư nên các dự án sản xuất sản phẩm CNHT không được hưởng các ưu đãi về cơ sở hạ tầng như các dự án ưu đãi đầu tư.

Cũng với lý do nói trên, theo quy định của Luật Thuế và Nghị định 149/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thì CNHT cũng không phải là đối tượng được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN, thuế VAT...

Từ kinh nghiệm các nước

 Luật Xúc tiến thầu phụ của Hàn Quốc

Luật chỉ định một số ngành CN cũng như sản phẩm trong các ngành này là sản phẩm thầu phụ (CNHT). Luật yêu cầu các DN lớn phải mua ngoài chứ không được tự sản xuất các sản phẩm này. Số lượng các sản phẩm được quy định ban đầu chỉ là 41 (năm 1979), tăng lên 1.553 (năm 1984) và giảm  xuống 1.053 vào năm 1999.

Năm 2005, Chính phủ triển khai chiến lược phát triển nguyên liệu và linh phụ kiện nhằm phát triển CNHT trong ngành ô tô và công nghiệp điện tử, trong đó chỉ định rõ Samsung và Lucky Gold Star là các DN hạt nhân. Một số nhà sản xuất khác chuyên cung ứng linh phụ kiện phải phát triển các sản phẩm này để thay thế nhập khẩu; yêu cầu các DN hạt nhân phải mua linh kiện của các DN cung ứng này mà  không được tự sản xuất.

Chính sách được đánh giá là rất thành công khi các DN CNHT đua nhau phát triển.

Kinh nghiệm phát triển CNHT của một số nước trong khu vực cho thấy, một loạt biện pháp đã được Chính phủ các nước này thực thi như thành lập các tổ chức đầu mối để làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và nhà nước; kết hợp các lợi ích giữa các DN tư nhân với nhau, xây dựng chính sách phát triển ngành, xây dựng và quản lý việc thực hiện ngân sách và các dịch vụ  dành cho khu vực kinh tế tư nhân.

Ví dụ, từ năm 1992,  Thái Lan đã thành lập cơ quan hỗ trợ phát triển (BULD); năm 1998 đã thành lập mới 7 viện nghiên cứu phát triển các ngành ưu tiên như Viện Điện – Điện tử, Viện Công nghiệp ô tô, Viện Công nghiệp phát triển vừa và nhỏ…

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã có Luật Xúc tiến thầu phụ cho DN vừa và nhỏ từ năm 1975.

Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đã đạt được một loạt mục tiêu quan trọng như xã hội hoá quá trình sản xuất CNHT, chống lại tình trạng  “khép kín“ trong các DN lớn, kém hiệu quả, các DN nhỏ ra sức phát triển công nghệ, nhân sự, tổ chức quản lý tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao  nhờ sự kiểm tra gắt gao các chi tiết của DN lớn trước khi đưa vào lắp ráp.

Từ bài học của các nước trong khu vực, để phát triển CNHT  ở  Việt Nam thì sự hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chính sách đúng và mạnh ở giai đoạn đầu.

Việc phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020 là hết sức cần thiết nhưng mới chỉ mang tính định hướng.

Được biết hiện nay, Nghị định về ưu đãi phát triển CNHT Việt Nam do Bộ Công Thương làm đầu mối đang được soạn để trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, do nhận thức chưa nhất quán về tầm quan trọng của một số vấn đề mà Nghị định vẫn chưa nhận được sự chia sẻ cần thiết của các cơ quan hữu quan.

Dự thảo Nghị định lần 3 gồm 4 chương, 14 điều, trong đó chương 2 có quy định những ưu đãi để phát triển CNHT

Theo đó, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT, dự án khu- cụm CNHT được vay 85% vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; được ưu tiên dành quỹ đất, ưu đãi miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được hỗ trợ  kinh phí đào tạo nhân lực; được áp dụng mức thuế thu nhập DN ưu đãi trong 15 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo và được ưu đãi thuế xuất nhập khẩu.

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN vừa và nhỏ (thuộcVCCI), Nghị định này nếu được triển khai thực tế sẽ là "cứu cánh " cho các DN. Đây cũng chính là chính sách thúc đẩy hỗ trợ liên kết giữa DN nhỏ với DN lớn .

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • WTO: năm 2010, thương mại toàn cầu tăng trưởng 9,5%
  • “Thuốc” đặc trị nhập siêu
  • Có quá tham vọng?
  • Barclays: Thâm hụt thương mại VN chưa đáng lo
  • Sàn giao dịch đường: Mới "ra lò" đã thấy khó
  • Kinh tế bất ổn nhưng vẫn có hàng tỉ USD nhập khẩu hàng xa xỉ
  • Oil World nâng dự báo về sản lượng đậu tương Áchentina
  • Oil World: Thị trường khô đậu tương thế giới sẽ vượt cung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo