Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vệ sinh an toàn thực phẩm: ‘Hụt hơi’ trong quản lý

 Gần đây, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai (NUĐC) gia tăng với tốc độ rất nhanh cả về quy mô lẫn công suất, trong khi công tác kiểm tra, quản lý còn bộc lộ nhiều bất cập.


Kiểm tra chất lượng và vệ sinh ở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai của Công ty SAPUWA

 

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), thuộc Bộ Y tế, hiện trên phạm vi toàn quốc có hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đóng chai, trong đó, riêng TP.HCM và Hà Nội đã có tới hơn 600 cơ sở. NUĐC uống đóng chai trên thị trường xuất hiện dưới 2 dạng chủ yếu, là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước tinh khiết đóng chai.

Theo lý giải của Cục ATVSTP, do nhu cầu sử dụng NUĐC gần đây trở nên thông dụng với nhiều đối tượng trong cộng đồng, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, người dân nên các cơ sở sản xuất theo đó mọc lên như nấm. Người tiêu dùng như lạc vào mê hồn trận bởi trên thị trường hiện có trên 400 nhãn hiệu đủ các chủng loại. Thêm vào đó các hình thức phân phối mặt hàng này rất đa dạng khiến cho thị trường càng trở nên khó kiểm soát.

Điều đáng lo ngại là, mặc dù số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh NUĐC gia tăng với tốc độ rất nhanh, nhưng công tác kiểm tra chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước lại không theo kịp và tụt hậu rất xa. Theo báo cáo của Cục ATVSTP, kết quả kiểm tra (năm 2008) ở 464 cơ sở sản xuất NUĐC tại TP.HCM thì có tới 158 cơ sở không đạt các tiêu chuẩn cho phép, trong đó 107 mẫu nước tại 107 cơ sở có tới 52% mẫu nước bị nhiễm vi sinh vật (Ecoli, Coliform).

Đợt kiểm tra gần đây nhất (vào tháng 4/2009) cho thấy, có quá nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh NUĐC, kiểm tra tại 538 cơ sở, cơ quan chức năng phát hiện 150 cơ sở vi phạm (chiếm 27,9%). Tại TP.HCM, qua kiểm tra 99 mẫu nước của 72 cơ sở (hiện mới có kết quả xét nghiệm 43 mẫu của 24 cơ sở) có 24 trên 43 mẫu của 18 cơ sở không đạt chỉ tiêu vi sinh, nhiễm Coliforms hoặc Pseudomonas aeruginosa. Qua kiểm tra 134 mẫu nước tại Hà Nội thì có 14 mẫu vi phạm về pH, 5 mẫu vi phạm về Coliforms.

Đáng chú ý là, theo quy định về tiêu chuẩn NUĐC, hàm lượng Amoni không được phép vượt quá 1,5 mg/l, nhưng trên thực tế có cơ sở sản xuất đã vượt chỉ tiêu cho phép trên 10 lần. Theo ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), Nghị định số 163/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định, hoạt động sản xuất, kinh doanh NUĐC phải có điều kiện là cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, sản phẩm phải được cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đã đi vào hoạt động. “Phần lớn các cơ sở sản xuất NUĐC có quy mô nhỏ. Trong khi đó, nguồn nước sử dụng được hút trực tiếp từ giếng khoan, chỉ dược xử lý rất thô sơ bằng ‘công nghệ’ lọc qua than hoặc sỏi, sau đó dùng sử dụng máy UV dùng tia cực tím tạo ozon khử trùng. Ở nhiều cơ sở, công nhân thậm chí không hề được trang bị kiến thức về ATVSTP, bỏ qua cả khâu tẩy rửa, tái sử dụng bình”, ông Thắng bức xúc.

Không những thế, có một nghịch lý là nhiều sản phẩm NUĐC, bình đã được cơ quan chức năng cấp phép, nhưng khi kiểm tra lại không đạt chuẩn. Điển hình như sản phẩm NUĐC của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Tâm Đăng (TP.HCM) bị nhiễm trực trùng mủ xanh (một loại vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, nhiễm trùng hệ thống hô hấp). Điều đáng nói là NUĐC của cơ sở này đã cung cấp cho trên 100 đơn vị trên địa bàn TP.HCM, trong đó có căng tin của 3 Bệnh viện là Bệnh viện 115, Bệnh viện U Bướu và Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Ông Lâm Quốc Hùng, Phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm (Cục ATVSTP) thừa nhận, NUĐC là đối tượng quản lý của ngành y tế, tuy nhiên, cho đến nay ngành vẫn chưa có bộ máy quản lý thống nhất, chưa tổ chức được hệ thống thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, nguồn nhân lực và trang thiết bị kiểm nghiệm thực phẩm còn thiếu và yếu.

Ông Thắng kiến nghị, sản phẩm nước đóng chai là thực phẩm có nguy cơ cao, do vậy cần có những quy định riêng, cụ thể về quản lý ATVSTP, đặc biệt là quy định về việc nhà sản xuất tự công bố tiêu chuẩn, chất lượng. Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, chế tài xử phạt hiện còn quá nhẹ, không có tác dụng răn đe. “Tác hại do nước uống không đảm bảo chất lượng do nhà sản xuất gây ra với người tiêu dùng là khôn lường, nhưng mức xử phạt hiện chỉ từ 10 đến 15 triệu đồng/vụ vi phạm, không thấm vào đâu so với lợi nhuận của các cơ sở này”, ông Thắng nói.

 

(Theo Viễn Nguyệt // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường tã giấy: Vụn nhưng không vặt
  • Sức mua bắt đầu tăng trở lại
  • Rào cản nguy hiểm
  • Xăng có tăng giá tiếp?
  • Chỉ số giá tiêu dùng: Tích cực hay...?
  • Giá hàng hóa cơ bản đang ngấm ngầm dậy sóng
  • Xuất khẩu VN gặp khó khăn do Mỹ thay đổi luật
  • Xuất khẩu giảm, nhập siêu đã trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo