Phó Tổng giám đốc Cty cổ phần chăn nuôi CP Việt Namcho biết, ở Việt Nam , rất khó tìm được mặt bằng có diện tích đất rộng,có vùng đệm rộng phù hợp để chăn nuôi theo mô hình vùng chăn nuôi biệtlập an toàn kiểm soát dịch bệnh và khả năng giám sát dịch bệnh vùng đệmxung quanh. Ngành chăn nuôi cũng phải chịu sự cạnh tranh không lànhmạnh với những sản phẩm thịt và phụ phẩm thịt nhập khẩu. Đặc biệt, thịtgà nhập khầu gần hết hạn sử dụng giá rẻ bán tràn lan làm người chănnuôi trong nước thua lỗ kéo dài sẽ không muốn đầu tư tiếp các trangtrại chăn nuôi lớn, theo hướng hiện đại.
Giá thành sản xuất thịt ở Việt Nam còn cao so vớicác nước tiên tiến. Thức ăn chiếm 70% chi phí chăn nuôi, mà phần lớnnông dân phải mua thức ăn gia súc với giá cao do phải nhập khẩu nhiềuloại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Khi nói một sản phẩm thức ăn chănnuôi nào đó đắt hay rẻ, không nên căncứ vào giá bán, mà cần phải quantâm tới chất lượng. Hầu hết nông dân ưa chuộng loại thức ăn có giá bánthấp, mà họ không biết rằng khi mua sản phẩm giá rẻ lại là lãng phí.Mỗi doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc cần phải hướng đến chất lượngdinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, tức là sản xuất sao cho đem lại hiệu quảcao nhất, hiệu suâts chuyển hoá dinh dưỡng tốt nhất. Hiện Công ty đangsản xuất những loại thức ăn cho heo thịt mà chỉ số tiêu tốn chỉ mất 2,1kg thức ăn/1 kg thịt lợn hơi. Dùng loại sản phẩm này, với giá muakhoảng 8.100 đ/kg thức ăn, thì chi phí thức ăn cho 1 kg thịt lợn chỉmất chưa đến 17.010 đ. Trong khi những loại thức ăn phổ biến trên thịtrường hiện nay có chỉ số tiêu tốn trên 3 kg thức ăn/kg thịt lợn, giámua thức ăn 7.000 đ/kg, thì chi phí thức ăn cho 1 kg thịt khoảng 21.000đ. Thế nhưng, những loại sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất lại chưa đượcnhiều nông dân chấp nhận, vì phần lớn nông dân còn thiếu vốn để chănnuôi.
Để không bị thua trên sân nhà và hướng tới xuấtkhẩu, theo Phó TGĐ Cty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, thì thịt nhậpkhẩu phải có đầy đủ thông tin để có thể truy xuất nguồn gốc khi cầnthiết, phải kiểm tra một năm 2 đến 4 lần từ trang trại chăn nuôi, nhàmáy giết mổ, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do cục thú y của nướcxuất khẩu thịt vào danh sách các trang trại, nhà máy giết mổ đủ tiêuchuẩn được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam. Các sản phẩm này muốn nhậpvào Việt Nam phải được nhập trực tiếp , không qua nước trung gian đểtránh người mua đi gom sản phẩm gần hết hạn sử dụng. Các doanh nghiệpnhập phải có đủ trình độ chuyên môn, có giấy phép hành nghề, có đủ nhàkho lạnh và có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế và đủ năng lựcxét nghiệm mẫu nhập khẩu rồi mới được phép đưa thịt về Việt Nam. Hiệnnay số lượng lợn của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan. Việt Nam hoàn toàncó đủ điều kiện và thế mạnh trong việc xuất khẩu thịt sạch, đặc biệt làthịt gà. Việt Nam cần đàm phán ký kết thoả thuận với các nước nhập khẩuthịt gà, như vậy sẽ phát triển được chăn nuôi công nghệ cao hiện đại.
(TBKT)
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com