Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu chưa dễ bứt phá

“Hoạt động xuất khẩu chưa có năm nào khó khăn như năm nay”, ông Bùi Xuân Khu, thứ trưởng bộ Công thương nhận định như vậy tại cuộc họp giao ban trực tuyến về sản xuất công nghiệp tổ chức hôm 4.10 tại Hà Nội và TP.HCM. Ông khẳng định kim ngạch xuất khẩu năm nay khó đạt chỉ tiêu (đã điều chỉnh) do Quốc hội thông qua hồi đầu năm, là tăng trưởng xuất khẩu đạt 3% (tức tổng kim ngạch phải đạt là 61 tỉ USD).

Khả năng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng âm đã rất rõ ràng. Bởi cho đến hết tháng 9, tổng giá trị xuất khẩu cả nước mới đạt 41,7 tỉ USD, giảm 14,3% về mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, lượng xuất khẩu lại gia tăng khá mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia thương mại cho rằng, đây cũng là điều tốt vì nó cho thấy, thị phần xuất khẩu của hàng Việt Nam được mở rộng. Một khi kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu và giá cả của nhiều mặt hàng phục hồi thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh trở lại.

Trên thực tế, trong các tháng 8, 9, những dấu hiệu phục hồi kinh tế ở một số nước đã kéo theo sự tăng nhanh trở lại nhu cầu nhập khẩu, tiêu thụ hàng hoá và nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng rõ rệt cả về kim ngạch và lượng hàng xuất đi như thuỷ sản, cà phê, gạo, hạt điều, gỗ, dệt may, giày dép… Mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 9 đã đạt 4,68%, tăng 3,5% so với tháng trước, vì thế mức sụt giảm tính chung chín tháng có giảm xuống. Điều này làm le lói hy vọng xuất khẩu năm nay sẽ không giảm quá sâu và năm sau, hoạt động xuất khẩu sẽ sôi động trở lại.

Tuy nhiên, tổng kết tình hình chín tháng và dự kiến các chỉ tiêu kinh tế của năm sau, mới đây bộ Công thương có đề nghị và Chính phủ cũng đã trình Quốc hội dự kiến tăng trưởng xuất khẩu năm sau ở mức khá thấp: 6%. Tại các phiên họp của uỷ ban Kinh tế và uỷ ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội vừa qua, ý kiến chung ở hai uỷ ban này đều cho rằng mức tăng đề nghị như vậy là rất thấp và đề nghị Chính phủ nên điều chỉnh ở mức cao hơn, khoảng 9%.

Vì sao bộ Công thương lại không dám đưa ra dự kiến tăng trưởng xuất khẩu cao hơn? Điều này có thể căn cứ trên các yếu tố: sản lượng khai thác dầu thô – mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại kim ngạch lớn nhất mỗi năm, ngày càng suy giảm do cạn kiệt tài nguyên. Hơn nữa, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động nên sản lượng làm ra phải dành một lượng đáng kể làm nguyên liệu cho nhà máy này. Kế đến là năng lực chế biến của nhiều ngành hàng chưa được cải thiện nhiều để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Và điều quan trọng khác là xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn khó có thể tăng mạnh do các nền kinh tế lớn, cũng chính là những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… còn khó khăn và xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ vẫn còn mạnh trong năm sau ở hầu hết các thị trường xuất khẩu.

Trong cuộc hội thảo bàn về xuất khẩu của Việt Nam do viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả tổ chức tuần trước tại Hà Nội, nhiều chuyên gia nghiên cứu thương mại trong nước cũng không cho rằng xuất khẩu của Việt Nam trong năm sau và các năm tới sẽ có sự bứt phá. Ông Thái Bình Dương, chuyên gia nghiên cứu của viện Chiến lược phát triển thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng khá nhanh trong những năm qua nhưng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Thứ nhất là do cạnh tranh bằng giá rẻ nên trong quan hệ thương mại liên tục bị kiện: riêng giai đoạn 1995 – 2007, phải đương đầu với 26 vụ kiện chống bán phá giá; còn từ đầu năm đến nay đã có hơn 30 vụ kiện nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai là thị trường tiêu thụ không ổn định và lượng hàng xuất chưa đủ lớn để ảnh hưởng đến cung ở từng mặt hàng xuất khẩu, chưa ảnh hưởng được về giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Về cơ cấu xuất khẩu thì chủ yếu vẫn là các mặt hàng thô như khoáng sản (dầu thô, than đá); nông, lâm, thuỷ, hải sản. Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến, vẫn còn cao. Ngay cả xuất khẩu dầu thì tỷ lệ xuất khẩu thô cũng chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính... vẫn mang tính chất gia công, lắp ráp, thu nhập ròng từ xuất khẩu còn rất thấp. Xuất khẩu thô thì chẳng những giá bán thấp, mà còn gặp bất lợi trong đàm phán vì hàng xuất khẩu thô giảm chất lượng nhanh, mẫu mã chủng loại không đa dạng, khó tạo thương hiệu riêng. Ngoài ra việc xuất khẩu thô không cho phép sử dụng lợi thế lao động của Việt Nam. Bởi vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, hay chỉ thu về được phần nhỏ và rẻ nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng.

Một số chuyên gia khác cũng cho rằng, xuất khẩu chưa có khả năng tăng trưởng mạnh hơn do chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp đáng kể về kim ngạch. Cũng chưa có sự đầu tư thoả đáng cho nhân lực, kỹ năng, trình độ công nghệ… để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng và năng suất.

Xét về từng ngành hàng cụ thể cũng cho thấy nhiều bất lợi. Xuất khẩu nông, thuỷ sản tuy là thế mạnh nhưng các mặt hàng này thường phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo bởi hàng rào kỹ thuật ở nước nhập khẩu. Giá cả xuất khẩu các mặt hàng này rất bấp bênh, tăng giảm không theo quy luật. Hàng dệt may và giày dép xuất khẩu, chiếm trị giá xuất khẩu rất lớn nhưng chủ yếu là gia công, nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên kim ngạch xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu khoáng sản cũng đem lại kim ngạch cao nhưng lại là vấn đề nan giải cho phát triển bền vững do tài nguyên có hạn, khai thác bằng công nghệ lạc hậu và đang khai thác ở mức độ cao nên mức tăng trưởng bắt đầu đi xuống…

Trong khi đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường còn chậm do thiếu kinh phí, yếu kém trong tổ chức, và về phía doanh nghiệp, khả năng tận dụng các cơ hội mở ra cũng còn kém. Tất cả cho thấy, muốn xuất khẩu tăng mạnh trong những năm tới cũng không dễ và có rất nhiều việc phải làm, một cách thật bài bản.

( Theo Phạm Anh // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu tăng - Trung Quốc thu lợi nhờ khủng hoảng
  • Thị trường đồ chơi: Cần liên kết để tạo thương hiệu mạnh
  • Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản những tháng cuối năm
  • Giá sữa: Châu Âu giảm, Việt Nam vẫn cao
  • Gắn kết nhà sản xuất, cung ứng với doanh nghiệp thương mại
  • Từ 15/12/2009 sẽ áp dụng kinh doanh xăng dầu theo quy định mới
  • Chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi: Giải pháp cân đối cung cầu
  • Mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo