Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu chưa tận dụng hết lợi thế

Nhận định trên được đưa ra tại hội nghị giao ban “Tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010” với các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp do Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 11-3 ở TPHCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhận xét: Từ diễn biến xuất khẩu trong hai tháng đầu năm có thể nhận thấy rất khó đưa ra xu hướng xuất khẩu cho 6 tháng hoặc cả năm 2010. Vì vậy, doanh nghiệp (DN) cần phải linh hoạt hơn để đối phó với những diễn biến kinh tế thế giới phức tạp, ảnh hưởng đến kim ngạch xuấtkhẩu.

Bức tranh cung - cầu không đồng đều

Diễn biến trái chiều của các ngành xuất khẩu trong hai tháng đầu năm thể hiện một bức tranh cung - cầu không đồng đều của thị trường thế giới. Trong khi một số nhà nhập khẩu lớn thuộc EU có dấu hiệu phục hồi chậm thì xuất khẩu vào châu Á lại tăng 31,9%, Trung Quốc tăng 54,4%... Đáng lưu ý, khác với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu của các DN trong nước giảm đến 20% thì DN có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng 39%.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN: Nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng của các thị trường lớn đang tăng lên, nhất là tôm thẻ chân trắng giá thấp là thế mạnh của các DN VN. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm có thể đạt khoảng 4,5 tỉ USD. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu cũng có mức tăng trưởng khá trong hai tháng qua.

Ngược lại, không ít mặt hàng lại giảm mạnh về lượng và giá.

Nên tận dụng lợi thế

Một trong những khuyến cáo quan trọng nhất đối với các DN xuất khẩu thủy sản được Thương vụ VN tại Bắc Kinh đưa ra là gần đây, các DN VN có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn gia súc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng trên là loại hình xuất khẩu có điều kiện, phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc. Vì vậy, các DN VN phải thực hiện nghiêm túc việc lấy mẫu xét nghiệm chất lượng ngay trong quá trình làm thủ tục thông quan để phát hiện kịp thời hóa chất độc hại, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành xuất khẩu thủy sản VN.

Từ ngày 1-4, mức cắt giảm thuế quan lần thứ 3 theo Hiệp định ASEAN - Nhật Bản sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong ảnh: Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh (KCN Hiệp Phước - TPHCM).Ảnh: H.Thúy

Theo Vụ Xuất nhập khẩu, tình hình sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) để được hưởng mức thuế ưu đãi (thuế suất AJ) sau một năm thực thi đã được các DN VN áp dụng hiệu quả. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2009 là 6,29 tỉ USD, DN đã áp dụng thuế suất AJ để đạt được 1,7 tỉ USD. Sắp tới, vào ngày 1-4, mức cắt giảm thuế quan AJCEP lần thứ 3 của Nhật Bản sẽ có hiệu lực với tổng mức giảm bình quân là 8,77% cho bốn nhóm hàng. Trong số đó có ba nhóm hàng là thế mạnh xuất khẩu của VN sang Nhật Bản nên các DN xuất khẩu cần lưu ý để có được bộ C/O hưởng thuế suất AJ gồm cá, cua, tôm hùm, thịt, rau củ, giày dép...

Tuy nhiên, rất nhiều DN xuất khẩu lại không hiểu hết tác động bổ trợ và cách áp dụng song song AJCEP và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện VN - Nhật Bản (VJEPA). Dù VJEPA đã có hiệu lực từ tháng 10-2009 nhưng tính đến hết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản có sử dụng C/O hưởng thuế suất VJ rất thấp, chỉ khoảng 46 triệu USD. Vụ Xuất nhập khẩu đề nghị DN nên linh hoạt nghiên cứu so sánh hai biểu thuế của từng ngành hàng để quyết định xin cấp C/O AJ hay VJ vì trên thực tế một mặt hàng như thủy sản, đồ da, sản phẩm nhựa, dệt may, gỗ nội thất nếu áp dụng thuế suất VJ sẽ thấp hơn thuế AJ. Mặt khác, về lâu dài, mức thuế suất trong VJEPA sẽ được cắt giảm sâu hơn nên DN cần liên tục cập nhật và tính toán cách tính thuế có lợi nhất qua từng năm.

Hỗ trợ vốn mua tạm trữ cà phê

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Intimex, Chủ tịch CLB Top 20 DN xuất khẩu cà phê, cho biết Hiệp hội Cà phê Ca cao VN (VICOFA) vừa đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách cho vay ưu đãi để tạm trữ 200.000 tấn cà phê, chọn thời điểm thích hợp mới bán. Cách đây vài ngày, đại diện Hiệp hội Cà phê Brazil và Indonesia cũng đề nghị gặp gỡ VICOFA để bàn về giải pháp điều tiết thị trường thông qua cách dự trữ cà phê.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết: Dự kiến trong vài ngày tới, Chính phủ sẽ triển khai phương thức hỗ trợ về vốn vay ưu đãi phục vụ việc tạm trữ cà phê.

 

(Theo Mai Vân // Tin Chính phủ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tăng trưởng kinh tế sẽ giữ giá kim loại ở mức cao
  • Giá xăng dầu công khai cỡ nào ?
  • Diễn đàn "Khai phóng gạo Việt ": Giao quyền định giá cho nông dân
  • Muối nhập khẩu không ảnh hưởng đến giá muối trong nước
  • Lo ngại xung quanh thông tư kiểm soát giá mới
  • Cạnh tranh xuất khẩu sẽ khốc liệt hơn
  • Thị trường xuất khẩu nào cho hạt gạo Việt Nam?
  • Thương mại toàn cầu giảm 12% trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo