Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu năm 2008 và dự báo 2009

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thực tế của cả nước đạt gần 63 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007, cao hơn nhiều so với kế hoạch 59,2 tỷ USD. Dự báo, năm 2009 kim ngạch có thể sẽ chỉ tăng khoảng 2-3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng tới 13% mà Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công thương đã đề ra.

Những nét đáng chú ý về hoạt động xuất khẩu năm 2008

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thực tế của cả nước đạt gần 63 tỷ USD, tăng 29% sovới năm 2007, cao hơn nhiều so với kế hoạch 59,2 tỷ USD đề ra từ đầu năm và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2005 đến nay.

Nhưng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 tăng cao chủ yếu là nhờ kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm tăng rất mạnh, tăng tới 39%. Nhưng bắt đầu từ tháng 10 trở đi, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu cộng với những khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát ở trong nước đã khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu từ tháng 9 giảm mạnh, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm còn giảm so với cùng kỳ năm 2007.

Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2008 chủ yếu là nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh. Nếu so với 2007, năm 2008 giá xuất khẩu than đá tăng bình quân 134%; giá dầu thô tăng 33,3%; giá gạo tăng bình quân 88%; giá cà phê tăng 29,5%; giá hạt điều tăng 28,3%; giá cao su tăng 27%; giá chè tăng 23%...

Trong khi đó, mặc dù được giá nhưng khối lượng xuất khẩu ở nhiều mặt hàng vẫn không tăng được nhiều do nguồn cung ở trong nước hạn chế, nhất là ở các mặt hàng nông lâm sản và khoáng sản. Nếu so với năm 2007 thì khối lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2008 đã giảm tơi s18,3%; cao su giảm 5,4%; chè giảm 30%; than đá giảm 38,3% và dầu thô giảm 7,3%.

Ngoài yếu tố giá tăng thì việc tái xuất một số mặt hàng như kim loại quý, phân bón, sắt thép trong năm 2008 cũng là yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Theo thống kê ước tính, tái xuất hàng hoá trong năm 2008 đạt khoảng 2 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực tăng chậm lại

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ tăng có 17,5%, thấp hơn so với mức tăng 33,4% của năm 2007, sản phẩm gỗ 16,5%. Nhưng năm 2008 cũng đánh dấu sự bứt phá mạnh trong xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực khác là thuỷ sản và giày dép, với tốc độ tăng lần lượt là 21,2% và 18,2%, cao hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra từ đầu năm và là mức tăng khá cao trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng chậm

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực trong năm 2008 như Mỹ, EU giảm đáng kể, tron gkhi xuất khẩu sang thị trường châu Á, Đông Âu, Trung Đông và Nam Mỹ lại tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ tăng có 16,4%, mức tăng thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây; kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 14,2%.

Công tác điều tiết khối lượng hàng hoá xuất khẩu đã được thực hiện khá tốt. Trong những tháng đầu năm các doanh nghiệp đã xuất được một lượng lớn hàng hoá tranh thủ giá thế giới lên cao. Điển hình là ở xuất khẩu các mặt hàng cà phê, cao su, nhân điều, hạt tiêu... Tuy nhiên, việc điều hành, điều hành, điều tiết xuất khẩu ở một số mặt hàng như gạo, than đá vẫn còn hạn chế, chủ yếu là do công tác dự báo vẫn còn hạn chế.

Xuất khẩu dịch vụ tăng chậm

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt gần 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007. Trong đó, dịch vụ vận tải hàng không và vân tải biển tăng khá, tăng lần lượt 23,7% và 27,7% so với năm 2007. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu từ dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm lại sụt giảm đáng kể; còn doanh thu từ du lịch cũng tăng chậm.

Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 819 triệu USD, tăng 14,4%.

Dự báo xuất khẩu năm 2009

Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là giá hàng hoá sẽ tiếp tục đứng ở mức rất thấp và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá toàn cầu giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hoá của nước ta, nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2009.  Dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2009 có thể sẽ chỉ tăng khoảng 2-3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng tới 13% mà Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công thương đã đề ra. Cơ sở để đưa ra dự báo này là:

+khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hoá sụt giảm mạnh.

+Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh. Hiện nay, giá xuất khẩu dầu thô của nước ta đã giảm xuống còn 340 USD/thùng, chỉ bằng 40% so với giá xuất khẩu trung bình trong năm 2008; giá xuất khẩu cà phê là 1.680 USD/tấn, bằng 84%; cao su là 1.500 USD/tấn, bằng 65%; gạo là 420 USD/tấn, bằng 70%; nhân điều là 4000 USD/tấn, bằng 76%; hạt tiêu là 2250 USD/tấn, bằng 67%…

+Khối lượng xuất khẩu ở các mặt hàng nông, lâm sản và khoáng sản đã lên đén ngưỡng và khó tăng thêm  nhiều. Đặc biệt, kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng khoảng 3,5 triệu tấn dầu thô khai thác ở trong nước.

+Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch lớn là dệt may, giày dép sẽ gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do năm 2009 Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn của hàng dệt may Việt Nam; EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam, nhiều hàng rào phi quan thuế và các biện pháp bảo hộ tinh vi được các nước dựng lên như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật nông nghiệp 2008 (Garmbill), dựa trên việc yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến (cá tra, ba sa…) từ các nước xuất khẩu cũng như các nhà sản xuất chế biến tại Mỹ; đạo luật Lacey vừa được ban hành tại Mỹ, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay và đầu năm sau cũng thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Tại EU, theo Hiệp định “tăng cường thực thi luậtLâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (FLEGT), được ban hành nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc; Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng châu Âu (EC) thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt cá kinh doanh bất hợp pháp….

Năm 2009, hoạt động xuất khẩu của cả nước cũng có một số thuận lợi như:

+Thu hút và thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong những năm vừa qua sẽ là cơ sở để xuất khẩu của nước ta không chỉ tăng cao trong năm 2009 mà cả trong những năm tiếp theo. Năm 2008 thực hiện vốn FDI đạt 11,5 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2007.

+Xuất khẩu của cả nước chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, các mặt hàng nông, lâm sản và hàng thiết yếu có giá trị thấp. Cho nên khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ không bị giảm mạnh bởi tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

+Lợi thế về ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

+Chi phí đầu vào cùng với lãi suất giảm mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nói riêng.

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Để xuất khẩu vượt bão năm 2009…
  • Đẩy mạnh XNK năm 2009: Cần một chiếc cần câu
  • Kẻ sốt vó, người ung dung
  • Luẩn quẩn bài toán "cung - cầu"
  • Lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu
  • Năm 2010: sẽ thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN/Trung Quốc
  • Thời và thế cho hàng nội - phần 2
  • Thời và thế cho hàng nội - phần 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo