Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới cũng như việc giảm thuế tại một số thị trường như Nhật Bản và mới đây là hiệp định tự do Asean- Trung Quốc có hiệu lực đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá là mở ra cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.Việc trái thanh long XK sang Nhật Bản vào những tháng cuối năm 2009 đã mở màn cho nhiều cơ hội hoa quả của Việt Nam xuất khẩu. Với sản lượng xuất đi khoảng 1-2 tấn/ngày, trái thanh long Việt Nam đã bén rễ dần tại một trong những thị trường khó tính nhất. Cùng với trái thanh long, nhiều loại trái cây đặc sản của Việt Nam như vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi… cũng sẽ đẩy mạnh XK sang một số thị trường như Mỹ, Đức, châu Âu…
Đặc biệt, cơ hội cũng đang đến với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ đầu tháng 1/2010 với hàng ngàn mặt hàng được giảm thuế), trong đó có hàng nông sản, trái cây. Sẽ có nhiều loại hoa quả Việt Nam như chuối, vải, nhãn, dưa hấu, thanh long… và các mặt hàng nông sản nhiệt đới khác có thể cạnh tranh được tại thị trường Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) nhận định: rau quả Việt Nam sẽ gia tăng mạnh XK vào các thị trường chính như Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU và TRung Quốc… Riêng với thị trường Trung Quốc, hiệp định ACFTA có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các DN XK hoa quả cũng như nông sản Việt Nam bởi đây là một thị trường lớn, có kim ngạch XK hoa quả mỗi năm 30-40 triệu USD, chiếm 10% tổng kim khạch XK mặt hàng này của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số thị trường khác như Nga cũng đang gia tăng sức mua nhiều loại hoa quả chế biến như dứa, dưa chuột và cà chua. Đặc biệt, thị trường Trung Đông sau một thời gian sụt giảm cũng đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Dự kiến trong năm 2010, ngành rau quả VN sẽ tăng trưởng 5-6% so với năm 2009, đạt ít nhất 450-460 triệu USD.
Một số mặt hàng XK chủ lực của thủy sản như tôm thẻ chân trắng, cá tra… đang được kỳ vọng đem lại doanh thu XK cao trong năm 2010. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), năm 2010 tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu. Đặc biệt, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỉ trọng cao do giá thành thấp và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, nên dự kiến trong năm 2010 xuất khẩu tôm chân trắng sẽ đạt mức 500 triệu USD, tăng 200 triệu USD so với năm ngoái, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn. Ông Dương Ngọc Minh, chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương có trụ sở tại Tiền Giang chia sẻ: “XK thủy sản năm 2009 có giảm chút ít như sản lượng lại tăng tới 15%, điều này cho thấy tiềm năng cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới là rất lớn. Theo tôi, trong năm 2010, con cá tra sẽ có đóng góp đáng kể cho kim ngạch XK thủy sản với mức khoảng 1,5 tỷ USD”.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2009, dệt may đang là ngành được kỳ vọng bứt phá mạnh trong năm 2010 khi trong tháng đầu năm này nhiều DN đã có đơn hàng đết hết quý 1/2010 với trị giá hàng trăm triệu USD. Với chiến lược tập tr. ung vào những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU… bằng các sản phẩm ở mức trung bình khá, không ít DN dệt may đã nắm chắc kim ngạch XK của quý 1/2010 có mức tăng trưởng từ 5-10% so với cùng kỳ. Ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) cho biết: “Với chỉ tiêu 10,5 tỉ USD XK dệt may trong năm 2010, chúng tôi tin sẽ đạt được kế hoạch này vì đã có rất nhiều doanh nghiệp có được đơn hàng đến tận quý 2-2010. Đặc biệt, ưu thế của Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật sẽ khiến gia tăng lượng hàng dệt may XK của Việt Nam vào thị trường này. Có khả năng, Việt Nam sẽ chỉ còn xếp sau Trung Quốc về quốc gia có hàng dệt may xuất nhiều nhất vào thị trường Nhật, đồng thời tăng thị phần chiếm lĩnh lên mức 4% thay vì mức 3% như hiện nay”.
(Theo báo Công thương)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com