Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xúc tiến thương mại 2011: Nhiều khó khăn

Theo kiến nghị của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Nhà nước nên bổ sung kinh phí để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước. Đại điện lãnh đạo Cục lo ngại rằng, nguồn kinh phí 55 tỷ đồng là quá hạn chế để có thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu quảng bá của doanh nghiệp.

Kinh phí hỗ trợ thấp


Qua trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Tạ Hoàng Linh, Cục phó Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) nhận định rằng, năm 2011, nguồn kinh phí cho xúc tiến thương mại bị cắt giảm đến 48% so với năm 2010 nên các chương trình quảng bá, XTTM khó có thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của doanh nghiệp.

Chương trình XTTM của năm 2011 đang được triển khai đợt 1 với 50 đề án của 22 tổ chức XTTM  và 16 địa phương, tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 55 tỷ đồng. Mục tiêu của chương trình là tiếp tục tăng cường hợp tác với các tổ chức XTTM  thế giới, tạo lập hệ thống thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp, nhằm tiếp tục triển khai theo chiều sâu các hoạt động trong chương trình thương hiệu quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá và giới thiệu sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.

Song song với việc thực hiện mục tiêu tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, Chương trình XTTMQG năm 2011 ưu tiên cho các hoạt động XTTM trong nước, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo, các địa phương còn khó khăn tại cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Các hội chợ triển lãm mang tính chất vùng, miền, các hoạt động phân phối hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa... sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều... luôn đứng vị trí nhất, nhì trên thế giới, nhưng tại nhiều thời điểm, giá trị lợi nhuận xuất khẩu không cao do bị thua thiệt về giá. Để hàng Việt Nam khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài, rất cần có sự hỗ trợ và hướng vào nâng cao hiệu quả cạnh tranh từ các thế mạnh. Chương trình XTTM cần phải cụ thể hơn trong việc lựa chọn đầu tư xúc tiến giới thiệu sản phẩm, thị trường.
Ông Phan Tú Tùng, phòng Xúc tiến thúc đẩy hội nhập kinh tế cho rằng, thị hiếu của người tiêu dùng có nhiều thay đổi, bản thân những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Ôtxtrâylia... cũng khắt khe về kỹ thuật. Bản thân doanh nghiệp cũng tự có thể đi sang nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của mình, nhưng như thế sẽ không liên kết được sức cạnh tranh. Nhu cầu của doanh nghiệp luôn lớn, nguồn kinh phí hạn chế sẽ không đủ lực để quảng bá được cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng kêu khó

Trong đợt 1 chương trình XTTM tiếp tục ưu tiên cho nhiều sản phẩm có đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn: dệt may, da giày, thủy sản, điều, hạt tiêu... Tập trung hướng vào các thị trường truyền thống: EU, Mỹ, Nhật đồng thời khai thác tối đa các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do.

Ông Tạ Hoàng Linh cho rằng, XTTM không chỉ đơn thuần là quảng bá, mà còn giúp doanh nghiệp tự khai thác năng lực sản xuất của mình, phát triển nội địa. Trong bối cảnh bản thân doanh nghiệp cũng đã phải cắt giảm mọi chi phí để duy trì sản xuất, thêm hướng kinh phí hỗ trợ cũng trồi sụt, chắc chắn chặng đường xây dựng thương hiệu sẽ hạn chế hơn. “Hạn chế kinh phí đồng nghĩa với việc gặp gỡ, trao đổi sản phẩm cũng ít đi”.

Theo khẳng định của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kinh phí XTTM hiện nay đang đi ngược chủ trương thúc đẩy xuất khẩu. Nguồn kinh phí từ nguồn hỗ trợ XTTM quốc gia để tham gia các hội chợ, hội thảo trên thế giới để giới thiệu nguồn hàng cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường bị cắt giảm là gây khó cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cũng khẳng định rằng, mặt hàng điều luôn đứng trong tốp xuất khẩu lớn, công tác XTTM ở nước ngoài không tốt bằng Việt Nam. Do vậy, nên bổ sung để quảng bá ngay nội tại. Ông Học cho rằng, Bộ Công thương nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ các Tham tán thương mại để có cơ hội giao lưu, mở rộng mối quan hệ. Ngoài ra, quy hoạch phát triển công nghiệp của ngành cần nhanh chóng được hoàn thiện để các doanh nghiệp có thể phát huy tiềm năng, lợi thế của mình.

Theo thống kê, trong thời gian vừa qua, công tác XTTM đã tổ chức thành công những sự kiện lớn mang tầm quốc gia trong nước và ngoài nước, như Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Mátxcơva - LB Nga, Hội chợ Thương mại quốc tế miền Tây Trung Quốc tại Tứ Xuyên, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Lào, Hội chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung tại Lào Cai và Móng Cái - Quảng Ninh... Hiện nay, Cục đang tổ chức Hội thảo phát triển bền vững cá tra tại Bỉ. Các hoạt động hợp tác quốc tế trên được đánh giá không những đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, hỗ trợ hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế mà còn tranh thủ được hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực của các tổ chức XTTM của Việt Nam.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo