Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 giảm về lượng nhưng tăng về trị giá

Theo số liệu thống kê, nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam tháng 6/2010 đạt 791 nghìn tấn với kim ngạch 462,8 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 26,1% về lượng so với tháng 5/2010, giảm 26,3% về lượng và giảm 17,3% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 đạt 5 triệu tấn với kim ngạch 3,3 tỉ USD, giảm 22,1% về lượng nhưng tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm 2010.

Trong đó xăng đạt 1 triệu tấn với kim ngạch 743,7 triệu USD, giảm 48,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại 6 tháng đầu năm 2010; dầu diesel đạt 2,8 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỉ USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 20,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 54,6% trong tổng kim ngạch; dầu mazut đạt 1 triệu tấn với kim ngạch 468 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 83,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch; nhiên liệu bay đạt 373,7 nghìn tấn với kim ngạch 265 triệu USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 63,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch; sau cùng là dầu hoả đạt 14,9 nghìn tấn với kim ngạch 9,6 triệu USD, giảm 59,1% về lượng và giảm 36,4% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch.

Singapore là thị trường dẫn đầu về kim ngạch cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, đạt 2 triệu tấn với kim ngạch 1,2 tỉ USD, giảm 28,7% về lượng nhưng tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 35,6% trong tổng kim ngạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch là: Malaysia đạt 415 nghìn tấn với kim ngạch 198,6 triệu USD, tăng 92,3% về lượng và tăng 200,9% về trị giá, chiếm 6% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Thái Lan đạt 266 nghìn tấn với kim ngạch 172 triệu USD, giảm 0,7% về lượng nhưng tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch; Hàn Quốc đạt 569,8 nghìn tấn với kim ngạch 387 triệu USD, giảm 5% về lượng nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Trung Quốc đạt 865,8 nghìn tấn với kim ngạch 590,6 triệu USD, giảm 21,2% về lượng nhưng tăng 16,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 18% trong tổng kim ngạch.

Ngược lại, thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 có độ suy giảm về cả lượng và kim ngạch: Nga đạt 156 nghìn tấn với kim ngạch 98,9 triệu USD, giảm 56,4% về lượng và giảm 39,6% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 3% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Đài Loan đạt 620 nghìn tấn với kim ngạch 419,6 triệu USD, giảm 53,4% về lượng và giảm 28,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch.

Thị trường cung cấp xăng dầu các loại cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010

Thị trường6T/20096T/2010% tăng, giảm KN so với cùng kỳ
Lượng (tấn)Trị giá (USD)Lượng (tấn)Trị giá (USD)
Tổng6.746.2622.889.754.4915.253.5583.272.367.870+ 13,2
Xăng2.041.902973.803.0201.053.941743.697.075- 23,6
Diesel3.425.3741.483.700.8472.799.9191.785.721.434+ 20,4
Mazut924.031255.443.8161.011.133468.240.762+ 83,3
Nhiên liệu bay318.600161.754.961373.706265.139.137+ 63,9
Dầu hoả36.35615.050.39714.8589.569.462- 36,4
Đài Loan1.329.840586.683.632620.209419.605.814- 28,5
Hàn Quốc599.551269.204.998569.828387.505.827+ 43,9
Malaysia215.90466.020.221415.077198.622.521+ 200,9
Nga359.364163.694.842156.55898.934.654- 39,6
Nhật Bản  62.45142.385.777 
Singapore2.786.0751.155.588.9411.986.5871.165.256.736+ 0,8
Thái Lan268.275117.327.581266.478172.088.402+ 46,7
Trung Quốc1.113.580507.131.577865.814590.620.146+ 16,5

Vinanet

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo