Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 5/2010, giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tăng

Giá nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng thứ 5 liên tiếp, tháng 5/2010 tăng 1,0% so với tháng 4/2010 và tăng tới 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm hàng giá đều tăng so với tháng trước và so với tháng 5/2009. Nguyên nhân tăng giá là do thị trường thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu cho sản xuất tăng trở lại cùng với giá dầu tăng.

Tháng 5/2010, ba nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất giá đều tăng so với tháng trước: Polyme từ etylen, dạng nguyên sinh (HS 39.01); Polyme từ propylen hoặc từ các olefin khác, dạng nguyên sinh (HS 39.02); Polyaxetal, polyete khác và nhựa epoxy, dạng nguyên sinh; polycarbonat, nhựa ankyt, polyalyl este… (HS 39.07), với mức tăng lần lượt: 1,2%; 0,7%; 1,8%. So với cùng kỳ năm 2009, nhóm hàng HS 39.02 vẫn có giá tăng nhiều nhất, tăng 35,3%.

Cũng trong tháng 5/2010, hai nhóm hàng giá giảm trong 2 tháng liên tiếp là: Silicon, dạng nguyên sinh (HS 39.10), Xenlulo và các dẫn xuất hóa học của nó, dạng nguyên sinh (HS 39.12) với mức giảm trong tháng 5/2010 so với tháng trước lần lượt 0,8% và 2,6%. So với cùng kỳ năm trước, hai nhóm hàng trên đều có giá giảm trong 2 tháng liên tiếp với mức giảm: 23,1% và 1,9%. Nhóm Polyme từ vinyl axetat hay từ các vinyl este khác, dạng nguyên sinh…(HS 39.05) trong tháng 4/2010 giá giảm so với tháng trước thì đến tháng 5/2010 giá tăng 6,2% so với tháng 4/2010.

Trong nhóm hàng HS 39.01, chỉ có nhóm Polyetylen (loại khác) (HS 39.01.90) giá giảm 3,7% so với tháng trước. Ba nhóm HS 6 số còn lại giá tăng so với tháng 4/2010, tăng giá nhiều nhất là Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên (HS 39.01.20) tăng 8,9%, so với cùng kỳ tháng 5/2009 nhóm hàng HS 6 số này cũng có mức giá tăng nhiều nhất với 41,4%. Giá một số mặt hàng nhựa nhập khẩu trong nhóm HS 39.01 trong tháng như sau: nhựa HDPE F00952 nhập khẩu từ Sigapore và Saudi Arabia có giá lần lượt 1.297 USD/tấn (CIF) và 1.243 USD/tấn (CIF); nhựa LLDPE 218W nhập khẩu từ hai thị trường trên có giá tương ứng là 1.409 USD/tấn (CIF) và 1.387 USD/tấn (CIF); nhựa EP 3388 nhập khẩu từ Nhật Bản và Đài Loan có giá là 2.380 USD/tấn (CIF) và 2.280 USD/tấn (CIF)...

Về thị trường nhập khẩu, Hàn Quốc vẫn đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu sang nước ta đạt 59 triệu USD. Đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba là Đài Loan và Singapore với kim ngạch 49 triệu USD và 22 triệu USD. Giá nhập khẩu trong tháng 5/2010 từ 3 thị trường này tăng lần lượt: 0,9%; 2,6% và 0,5% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giá nhập khẩu từ 3 thị trường trên đều tăng trên 2 con số, lần lượt tăng: 32%; 26,5% và 28,4%.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo