Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 8/2010: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy giảm 21,64%

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy của Việt Nam tháng 8/2010 đạt 28,09 triệu USD, giảm 21,64% so với tháng 7/2010, nhưng tăng 11,26% so với cùng tháng năm 2009. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy 8 tháng đầu năm 2010 lên 269,26 triệu USD, chiếm 0,51% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước, tăng 38,42% so với cùng kỳ năm 2009.

Trung Quốc là thị trường đứng đầu về kim ngạch cung cấp sản phẩm từ giấy của Việt Nam, tháng 8/2010 đạt gần 8,80 triệu USD, giảm 9,97% so với tháng 7/2010, tăng 17,83% so với cùng tháng năm 2009. Tính chung 8 tháng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 74,69 triệu USD, chiếm 27,74% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này.

Tiếp theo là Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tháng 8/2010 đạt 4,12 triệu USD, giảm 29,36% so với tháng 7/2010, giảm 9,33% so với tháng 8/2009. Trong 8 tháng năm 2010, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy từ Nhật Bản đạt 46,31 triệu USD, chiếm 17,20% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này, tăng 49,02% so với 8 tháng năm 2009.

Thị trường đứng thứ ba là Singapore, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tháng 8/2010 đạt 3,31 triệu USD, giảm 34,22% so với tháng trước, nhưng tăng 52,92% so với cùng tháng năm trước đó. Nâng tổng trị giá nhập khẩu từ Singapore trong 8 tháng đầu năm lên 33,21 triệu USD, chiếm 12,33% tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm từ giấy, tăng 48,56% so với 8 tháng năm 2009.

Trong 8 tháng năm 2010, chỉ có 2 mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch âm so với cùng kỳ năm trước là Đài Loan giảm 3,30%, Đức giảm 4,88%. Hầu hết các thị trường có mức tăng trưởng đều ở mức vài chục phần trăm.

Tính riêng trong tháng 8/2010, thì hầu hết các thị trường đều giảm về kim ngạch so với tháng trước, chỉ có ba thị trường có mức tăng trưởng dương là Hồng Công tăng 3,52%, Hoa Kỳ tăng 64,94%, Malaysia tăng 35,42%.

Bảng thống kê kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010

Thị trườngKNNK T8/2010KNNK 8T/2010% tăng giảm KNNK T8/2010 so với T7/2010% tăng giảm KNNK T8/2010 so với T8/2009% tăng giảm KNNK 8T/2010 so với 8T/2009
Tổng trị giá28.092.954269.259.291-21,6411,2638,42
Trung Quốc8.795.81874.687.922-9,9717,8358,46
Nhật Bản4.116.34246.310.921-29,36-9,3349,02
Singapore3.313.70033.212.388-34,2252,9248,56
Hồng Công2.683.61824.342.8973,5233,9826,14
Hàn Quốc2.725.98922.837.125-11,1939,1825,50
Đài Loan2.259.66620.416.655-25,224,80-3,30
Thái Lan1.384.96412.946.084-17,626,9216,20
Indonesia446.8106.533.688-72,68-54,5349,45
Hoa Kỳ546.3175.002.73264,9431,6234,92
Malaysia536.6034.093.68235,4211,7915,10
Đức135.2201.584.384-42,14-44,94-4,88

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo