Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cũng như những vướng mắc về thị trường.
Hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, do không chỉ có lợi thế về lực lượng lao động, mà còn phong phú về kiểu dáng, chất liệu, tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập về khả năng thiết kế mẫu mã, thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết hợp tác…
Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cũng là vấn đề nổi cộm đối với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất. Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ eýeu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho sản phẩm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nguyên liệu nhập khẩu đã lên tới khoảng 60%, làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ. Song việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu nhóm trên có xu hướng ngày càng tăng. Đơn cử, đối với mặt hàng tre, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, giá đã tăng từ 10.000 đồng/cây lên trên 20.000 đồng/cây….
Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, quy mô sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đa số là nhỏ, lẻ. Không những thế, sự thiếu liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đã dẫn tới việc không đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn.
Thống kê số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, lá thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 178.712.078 USD, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2009 giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, trong đó Đức là thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng này của Việt Nam với kim ngạch đạt 29.268.429 USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước sang thị trường này. Đứng thứ hai sau thị trường Đức là Nhật Bản, với kim ngạch đạt 26.227.912 USD, chiếm 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và giảm 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tham khảo số liệu thống kê xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói thảm sang thị trường các nước tháng 12 và cả năm 2009.
Thị trường | Tháng 12 | Năm 2009 |
Anh | 536,902 | 5,484,482 |
Ba Lan | 361,003 | 3,989,739 |
Bỉ | 576,731 | 5,206,632 |
Canada | 123,383 | 2,332,703 |
Đài Loan | 698,251 | 8,483,463 |
Đan Mạch | 266,488 | 1,501,643 |
Đức | 3,022,029 | 29,268,429 |
Hà Lan | 604,872 | 5,145,150 |
Hàn Quốc | 473,871 | 4,570,881 |
2,185,932 | 24,460,190 | |
Italia | 792,240 | 7,403,216 |
Nga | 457,687 | 4,513,080 |
Nhật Bản | 3,083,740 | 26,227,912 |
Oxtrâylia | 711,567 | 6,748,072 |
Pháp | 1,110,352 | 7,997,754 |
Thuỵ Điển | 173,644 | 2,603,815 |
(Theo Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com