Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu, đầu tư vượt khó về đích

Thu hút mạnh FDI đã tác động tích cực đến sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ

Năm 2009, cùng với khó khăn chung của cả nước, Bình Dương tuy gặp nhiều thách thức nhưng bức tranh kinh tế đã khép lại với gam màu tươi sáng ở 2 lĩnh vực quan trọng là xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là kết quả đáng phấn khởi và là niềm động viên lớn lao để Bình Dương bước vào hoàn thành kế hoạch năm 2010.

Xuất khẩu về đích trong... “sóng gió”!

Theo UBND tỉnh, trong điều kiện khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới; áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước châu Á; ràng buộc bởi những quy định mới, khắt khe đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày... nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của tỉnh tiếp tục ổn định, tăng trưởng tốt và đạt gần 7 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2008. Đạt được kết quả nói trên trong điều kiện khó khăn chung là điều đáng phấn khởi. Về thị trường xuất khẩu, nổi bật gần đây có thêm nhiều thị trường mới. Ngoài những thị trường truyền thống là Mỹ, EU, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... các doanh nghiệp (DN) Bình Dương đã phát triển thêm một số thị trường mới như Iraq, Belarus, Tuynidi, Trinidat - Tobago... Chính vì không ngừng mở rộng thêm thị trường mà đến nay sản phẩm hàng hóa của các DN Bình Dương đã có mặt ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thực tế trong xuất khẩu, gần đây có sự tham gia mạnh mẽ của khối DN FDI nên sản phẩm xuất khẩu khá đa dạng; số lượng và chủng loại sản phẩm cũng được nâng lên đáng kể, chuyển biến theo hướng tích cực. Bên cạnh các sản phẩm chủ lực lâu nay như sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, giày da, may mặc, cao su, các sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản... xuất khẩu của tỉnh đã có thêm nhiều ngành hàng mới có hàm lượng chất xám và năng lực cạnh tranh cao, tham gia xuất khẩu đạt kết quả tốt như điện tử, linh kiện, vỏ ô tô, phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp...

Đánh giá kết quả xuất khẩu của Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, cho rằng: “Trong điều kiện hiện nay, thách thức nhiều nhưng xuất khẩu của tỉnh năm 2009 vẫn đạt kết quả khả quan và tăng trưởng tốt là điều đáng phấn khởi. Đây cũng là cơ sở để tin tưởng năm 2010, Bình Dương tiếp tục vượt khó để hoàn thành mục tiêu, đưa xuất khẩu gia tăng theo hướng ổn định và bền vững”.

Thu hút FDI vượt khó bỏ xa kế hoạch

Cùng với xuất khẩu, năm qua nguồn vốn FDI tiếp tục “chảy” mạnh vào tỉnh với số vốn đầu tư tăng thêm 2.468 triệu USD, gồm 99 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư 2.022 triệu USD và 125 lượt dự án bổ sung vốn tăng thêm 446 triệu USD, trong khi đó kế hoạch đưa ra là 1 tỷ USD. Kết quả này đã nâng nguồn vốn FDI vào địa bàn tỉnh lên 1.850 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 13 tỷ USD. Nét mới trong thu hút FDI vào Bình Dương là số lượng các dự án lớn ngày càng tăng và các quốc gia đầu tư ngày càng nhiều, nếu như trước đây chỉ đóng khung trong các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore thì hiện nay đã có nhiều dự án lớn của Hà Lan, Phần Lan, Đan Mạch, Mỹ, Anh, Ý... đầu tư vào Bình Dương. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các thành phần kinh tế này sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao. Hơn nữa, nguồn FDI hiện nay chủ yếu tập trung đầu tư vào các KCN, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp tập trung và bền vững mà Bình Dương đã đặt ra.

Điểm sáng đáng chú ý từ nguồn FDI vào tỉnh là tỷ lệ giải ngân nhanh, ở thời điểm năm 2009 được cho là khó khăn, nhưng hàng loạt các dự án lớn được khởi công là dấu hiệu tích cực. Song điều này cũng cho thấy, trong mắt DN Bình Dương vẫn là tâm điểm về môi trường đầu tư thuận lợi.

Đánh giá về kết quả thu hút FDI vào Bình Dương khả quan trong năm 2009, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) Nguyễn Xuân Trung, nói: “Đó là kết quả tất yếu từ

Theo nhận xét của ông Tsuchiya, Tổng Giám đốc Công ty Sakai Chemical Việt Nam, DN có vốn Nhật Bản vừa đi vào hoạt động: “Sau một thời gian khảo sát, tìm hiểu môi trường, chúng tôi thấy rằng Bình Dương có hạ tầng công nghiệp tốt, các KCN được quy hoạch hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh. Đây là điều mà DN cần trong chọn lựa đầu tư. Khi đầu tư, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ lãnh đạo tỉnh, các ban ngành trong việc hoàn tất các thủ tục cần thiết đã giúp cho DN an tâm đầu tư”.

sự năng động, cởi mở, tạo ra môi trường thông thoáng qua việc vận dụng chính sách của Nhà nước để hướng tới thiết thực. Ngoài việc góp phần tăng nguồn vốn FDI cho cả nước, thu hút FDI của Bình Dương còn có sức lan tỏa cho các địa bàn xung quanh và cũng là nơi để nhiều địa phương khác nhìn vào như một bài học quý giá. Tôi nghĩ rằng trong năm 2010 và những năm tới, Bình Dương vẫn là nơi hấp dẫn DN FDI”.

Ý kiến của ông Trung hoàn toàn có cơ sở bởi nhìn vào thực tế, Bình Dương hiện có 28 KCN với tổng diện tích gần 9.000 ha; trong đó có 24 KCN đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cho các nhà đầu tư. Cùng với lợi thế về hạ tầng các KCN tốt, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở cho công nhân...; hiện nay tỉnh cũng chủ động trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ DN tiếp thị mời gọi đầu tư trực tiếp với các nhà đầu tư Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. Đây là tiền đề để tin tưởng rằng năm 2010, cùng với xuất khẩu thu hút FDI của Bình Dương lại về đích trước thời gian.

(Theo BinhDương)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • "Năm vàng" cho XK
  • Sắp công bố lượng gạo có thể xuất khẩu năm nay
  • Tháng 2, công bố dự kiến lượng gạo xuất khẩu
  • Giá xuất khẩu một số mặt hàng năng lượng sang thị trường Nhật Bản tăng nhẹ
  • Giá dầu thô và than đá xuất sang thị trường Malaysia tăng nhẹ
  • Sẽ nhập khẩu 260.000 tấn muối
  • Xuất khẩu thép ống sang Campuchia
  • Xuất khẩu nông sản năm 2010: Hướng tới chỉ tiêu 160 triệu USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo