Khách hàng hợp đồng sản xuất cẩu trục lần này là PT Pelebuhan Samudera Palaran (Indonesia) với tổng dự án trị giá 17,5 triệu USD (trong đó mỗi cẩu trục RMQC trị giá trên 5,3 triệu USD và RTGC là 1,3 triệu USD).
Cẩu RTGC được xuất đi lần này có chiều rộng 15,6m, chiều cao 25,8m và chiều dài là 25,6m. Và cẩu RMQC có kích thước tương ứng là 25,6m, 51,1 m, 78,7m. Cẩu RTGC được di chuyển dựa vào hệ thống bánh lốp cao su, hệ thống điện tự cấp, hệ thống điều khiển hiện đại nên rất linh động. Cẩu RMQC di chuyển trên hệ thống thanh ray. RMQC có kết cấu cơ khí vững chắc và kích thước đồ sộ.
Cả hai đều có thể bốc dỡ các container có trọng lượng lên đến 40 tấn. Cả hai loại cẩu RMQC và RTGC đều có công dụng để nâng chuyển container. Trong đó, RTGC là loại cẩu dùng để nâng chuyển container từ bến cảng vào khu vực để hàng hoặc nâng chất lên các container lên các phương tiện chuyên chở hàng hóa và ngược lại. Cẩu RMQC được dùng để bốc dỡ container từ các tàu lên bến cảng hoặc chuyển hàng từ cảng xuống tàu.
Bẩy cẩu trục này sẽ được chuyển đến lắp đặt tại cảng Palaran của Samarinda, phía Đông Kalimantan- Indonesia. Các cẩu trục lần này được chuyển đến khách hàng sau khi được chế tạo, lắp ráp vận hành thử nghiệm và cả quy trình kiểm định cuối cùng cũng đã được tiến hành tại Doosan Vina bảo đảm đưa vào hoạt động ngay sau khi được xuất đến cảng Palaran.
Xưởng MHE sau khi đi vào hoạt động với sự nỗ lực của 22 chuyên gia Hàn Quốc và 350 kỹ sư, công nhân Việt Nam đã bắt tay sản xuất và sau 9 tháng dự án đã hoàn thành bẩy cẩu siêu trường siêu trọng bảo đảm cho chuyến xuất hàng đến Indonesia đúng theo hợp đồng hai bên đã ký
Sau dự án Samarinda, Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Vina sẽ tiến hành triển khai các dự án SNP (Tân cảng Sài Gòn), JNPT (Ấn Độ) và dự án PSA (Singapore) sản xuất hàng chục cẩu RTGC và RMQC…