Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công bố hạn ngạch xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 28/2009/TT-BCT xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế (Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA).

Thông tư 28 điều chỉnh việc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng mật ong tự nhiên (mã HS 0409.00.00) xuất khẩu sang Nhật Bản.

Theo đó, trong vòng 10 năm, han ngạch xuất khẩu sẽ tăng thêm mõi năm là 5 tấn.

Thông tư 28 quy định, cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan theo yêu cầu của người xuất khẩu là Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương.

Bộ Công thương sẽ xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không xác nhận, Bộ Công Thương có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Thông tư 28 cũng quy định về nội dung, hiệu lực, nguyên tắc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan; hồ sơ và việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận; việc xác nhận lại do Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bị rách, mất, hỏng; việc trả lại Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan do không thực xuất.

Được biết, Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật đã chính thức có hiệu lực từ 1/10. Theo cam kết, các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình. Trong đó, Nhật Bản cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế.

Tròn vòng 10 năm, tự do hoá khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Về phía Nhật sẽ tự do hoá 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng ngay thuế suất 0% như: Dệt may, cơ khí, cáp điện, máytính, linh kiện, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp….

Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA theo các năm

Năm thứKhoảng thời gian áp dụng hạn ngạchSố lượng (tấn)
Năm thứ nhất1/10/2009-31/3/2010100
Năm thứ hai1/4/2010-31/3/2011105
Năm thứ ba1/4/2011-31/3/2012110
Năm thứ tư1/4/2012-31/3/2013115
Năm thứ năm1/4/2013-31/3/2014120
Năm thứ sáu1/4/2014-31/3/2015125
Năm thứ bảy1/4/2015-31/3/2016130
Năm thứ tám1/4/2016-31/3/2017135
Năm thứ chín1/4/2017-31/3/2018140
Năm thứ mười1/4/2018-31/3/2019145
Năm thứ mười một trở đi1/4/2019-31/3/2020150

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Thực hiện thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu giữa 3 bên
  • Để cạnh tranh tốt ở thị trường Cămpuchia: Nên kết hợp 3 phương thức
  • Nắm bắt xu hướng để xuất khẩu vào Nhật Bản
  • Tình hình thị trường gạo Xênêgan
  • Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu vào thị trường Cameroun
  • Những điều cần chú ý trong giao dịch làm ăn với doanh nghiệp Đài Loan
  • Giảm thuế suất thuế nhập khẩu các loại đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
  • Nắm bắt xu hướng để thâm nhập thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo