Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những điều cần chú ý trong giao dịch làm ăn với doanh nghiệp Đài Loan

Ngoài giờ:

Thông thường, giờ làm việc ở Đài Loan là  từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, làm việc ngoài giờ là rất phổ biến, đặc biệt trong các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, các nhân viên thừơng làm việc rất trễ. Là một nhà tham quan, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp các cuộc gặp gỡ. Các doanh nhân Đài Loan làm việc rất tích cực và rất “cạnh tranh”. Họ luôn tạo mọi thuận lợi về thời gian. Nếu điện thoại di động của bạn thuộc băng tần GSM 900 hoặc 1800, bạn có thể thuận tiện trong việc giao dịch việc kinh doanh của các với các đối tác hoặc thực hiện việc thảo luận thông qua điện thoại di động.

Các thủ tục trong thảo luận, đàm phán và hợp đồng:

Khi sắp xếp một cuộc thảo luận với doanh nghiệp Đài Loan, thông thường phải cung cấp cho họ nhiều thông tin chi tiết về giao dịch. Việc đàm phán thừơng diễn ra ở phòng họp của doanh nghiệp. Trưởng đoàn  đàm phán phải vào phòng họp trước. Phải chú ý việc này, vì nếu không, doanh nhân Đài Loan sẽ lầm lẫn khi nhận ra người trưởng đoàn.

Người Đài Loan rất thân thiện với người ngoại quốc, tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán kinh doanh, họ thích đi thẳng vào vấn đề chính. Sau một vài câu xã giao để khởi đầu câu chuyện thì nội dung chính sẽ được nêu ra ngay sau khi đối tác cảm thấy đủ thoải mái để bắt đầu bàn bạc các vấn đề.

Chào hỏi:

Theo truyền thống, việc gọi tên người Đài Loan bằng họ  và có thể kèm theo chức danh, chẳng hạn như  “ Giam đốc Hoàng”, “Chủ tịch Trần”. Không nên gọi tên riêng của họ trừ khi bạn rất thân thuộc với họ. Thông thường, trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn nên hỏi trực tiếp với họ là nên xung hô với nhau như thế nào.

Việc chào hỏi thông thường khi gặp nhau là gật đầu chào hoặc cúi chào nhẹ. Tuy nhiên, trong các cuộc tiếp xúc với người nước ngoài bàn bạc kinh doanh, thông thường họ sẽ bắt tay. Họ thường bắt tay nhẹ nhàng và giữ trong vài giây.

Việc bắt tay thường theo sau việc trao đổi danh thiếp. Việc trao hoặc nhận danh thiếp phải bằng 2 tay, và phải cầm giữ danh thiếp ở các góc. Sẽ rất mất lịch sự nếu đặt ngay danh thiếp của họ vào túi mà không xem qua trước. Cũng xem là mất lịch sự nếu ghi chép lên danh thiếp của họ. Hãy dành chút thời gian chăm chú xem danh thiếp của họ trước khi nhận.

Trả  lời “vâng” hoặc “không” ?

Người Đài Loan thông thường tránh trả lời “không”  đối với các yêu cầu có thiện ý, khi các yêu cầu không thể thực hiện, sẽ trả lời là  “điều này hơi bất tiện”, hoặc là “việc này sẽ xem xét sau”. Khi đó, gần như có nghĩa là “không”. Một cách khác để trả lời “không” là họ sẽ nói “Vâng, nhưng điều này có vẻ khó khăn đấy”. Là người nước ngoài, bạn sẽ không nhận được lời khẳng định từ chối, người Đài Loan không bao giờ từ chối việc gì một cách trực tiếp.

Bữa cơm xã giao:

Trong các buổi tiệc lớn, bạn nên có một vài lời phát biểu ngắn gọn và thân thiện để đáp lại lời phát biểu của chủ tiệc. Khi bạn mời người Đài Loan đến tham dự một  bữa tiệc, bạn hãy chắc chắn rằng đây thực sự là một buổi cơm chứ không phải là một buổi ăn qua loa hoặc một tiệc rượu giản đơn.

 Khi được mời tham dự một bữa cơm, việc ăn thử  ở tất cả các món ăn là thể hiện phép lịch sự. Hãy để dư một ít thức  ăn trên đĩa của bạn sau buổi ăn, nếu không, chủ mời sẽ nghỉ rằng bạn vẫn còn  đói.

Trong hầu hết tất cả các buổi tiệc, 10% phí dịch vụ tính vào hoá đơn nhà hàng hoặc khách sạn. Vì vậy, bạn không cần “thưởng” thêm trong các trường hợp này. Tuy nhiên, việc để lại tiền lẻ khi thanh toán các hoá đơn là phổ biến.

Ăn mặc:

Thời tiết ở Đài Loan tương đối ẩm vào tất cả các mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ tương đối cao và và không thoải mái, nên chủ yếu ăn mặc thoáng mát, trong khi vào những tháng mùa đông thì tối thiểu cũng phải mặc áo jacket mỏng hoặc áo len. Trời thường xuyên có mưa, do đó nên thường xuyên mang theo áo mưa và dù.

Việc  ăn mặc không cần quá cầu kỳ. Vào những tháng nóng, doanh nhân có thể chỉ cần mặc áo sơmi ngắn tay với cà vạt.Tuy nhiên trong các buổi tiệc trang trọng, một bộ com-lê với cà vạt là  phù hợp nhất. Nên chú ý rằng, ăn mặc quá cầu kỳ hoặc quá hở hang thì không thể chấp nhận được.

Món quà chu đáo:

Món quà chu đáo sẽ có tác dụng như một  “tàu phá băng”, tạo sự thân thiện. Đặc biệt là đối với những món quà đặc trưng của  đất nước bạn. Quà biếu thể hiện sự quan tâm và mong muốn xây dựng một mối quan hệ thân thiện. Đừng bao giờ biếu đồng hồ treo tường, khăn tay, dù, hoặc các loại hoa màu trắng, đặc biệt là hoa cúc, vì theo truyền thống các vật này tượng trưng cho nước mắt và cái chết. Không nên biếu những vật sắc nhọn, chẳng hạn như dao, vì các vật này có ý nghĩa như sự “cắt đứt” hoặc sự “chia ly” đối với mối quan hệ thân thiện.

Để tạo sự thân thiện, nên học một số câu giao tiếp thông thường. Sau đây là một vài câu nói thông thường:

 Chào       Nee-Hao

Cám  ơn  Shay-shay

Tạm biệt  Zai-jian

(Internet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Giảm thuế suất thuế nhập khẩu các loại đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
  • Nắm bắt xu hướng để thâm nhập thị trường Nhật Bản
  • Doanh nghiệp cần biết
  • Cửa vào thị trường Ấn Độ rộng mở
  • Doanh nghiệp nhập khẩu cần biết: Nhâp khẩu cần trục đã qua sử dụng
  • Doanh nghiệp cần biết: Chính sách nhập khẩu vào Đài Loan
  • Doanh nghiệp cần biết khi thâm nhập thị trường rau, quả Đài Loan
  • Doanh nghiệp cần biết khi tiếp cận thị trường rau, quả Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo