Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảy cấp của hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Quyết định nêu rõ hệ thống ngành sản phẩm là bảng phân loại các sản phẩm dựa trên các ngành kinh tế, nhằm sắp xếp các sản phẩm được tạo ra theo từng ngành kinh tế. Thông qua hệ thống này có thể thấy được cơ cấu sản phẩm theo ngành kinh tế cũng như của cả nền kinh tế.

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được chia thành bảy cấp.

Cấp 1 gồm 21 ngành sản phẩm được mã hóa theo bảng chữ cái từ A đến U (gồm sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản phẩm khai khoáng; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo...).

Cấp 2 gồm 88 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng.

Cấp 3 gồm 234 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng.

Cấp 4 gồm 411 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng.

Cấp 5 gồm 587 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng.

Cấp 6 gồm 1.406 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng sáu số theo từng ngành cấp 5 tương ứng.

Cấp 7 gồm 2898 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng bảy số theo từng ngành cấp 6 tương ứng.

Các ngành sản phẩm được cấu trúc theo mã mẹ-con bảo đảm thuận tiện trong sử dụng và tra cứu cũng như ứng dụng công nghệ thông tin.

Mã ngành sản phẩm được đánh theo thứ tự liên tục trong mỗi cấp ngành sản phẩm, riêng mã sản phẩm khác, hoặc sản phẩm khác chưa phân vào đâu hoặc dịch vụ sản xuất (gia công) đánh số 9 bảo đảm thuận tiện chèn mã khi sản phẩm mới xuất hiện./.

(Vietnam+)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Tứ Xuyên
  • Hiệp hội Doanh nhân VN ở nước ngoài Cầu nối thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại VN - Hoa Kỳ
  • Doanh nghiệp Việt thận trọng làm ăn với Hy Lạp
  • Làm ăn với đối tác Mỹ: Cẩn thận tiền mất, tật mang
  • Làm hàng xuất khẩu và những cơ hội mới ở Campuchia
  • Cơ hội phát triển hàng Việt trên xứ Angkor
  • Những lưu ý khi triển khai công việc tại hội chợ may mặc quốc tế
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo