Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm ăn với đối tác Mỹ: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Thị trường Hoa Kỳ luôn là một thị trường lớn quan trọng nhưng cũng thường đem lại những rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 11,4 tỷ USD. Dự báo, năm 2010 nếu doanh nghiệp Việt Nam ứng phó khôn khéo với những rào cản mà Hoa Kỳ đặt ra trong chính sách mang tính chất bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tăng tối thiểu 10% so với năm 2009.

Tại buổi Tọa đàm “Giới thiệu Luật kinh doanh và các chính sách mới của Hoa Kỳ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Luật sư Sidney N.Weiss - thành viên Ban điều hành của Hiệp hội Luật sư quốc tế, nguyên là Chủ tịch Hội Luật sư ngành Hải quan và Ngoại thương Hoa Kỳ - cho rằng các vấn đề nảy sinh sau khi việc kinh doanh bắt đầu đối với doanh nghiệp làm ăn tại Mỹ thường gặp phải là bị quỵt tiền, chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ, bị kiện hay thất bại trong việc giao hàng… Người bị hại là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. Khi đó, doanh nghiệp thường nghĩ tới việc kiện đối tác lên tòa án, luật sư hay trọng tài. Tuy nhiên để kiện thắng, doanh nghiệp phải hiểu biết về luật pháp và các chính sách thương mại của Hoa Kỳ.

Hệ thống luật tại Hoa Kỳ bao gồm luật liên bang và luật của từng tiểu bang (51 bang), trong một số trường hợp, luật liên bang sẽ được ưu tiên áp dụng trước luật tiểu bang.

Việc xét xử các vụ kiện phải viện đến luật liên bang hoặc diễn ra giữa các công dân của các tiểu bang khác nhau và phải có mức tranh chấp tối thiểu là 75.000 USD. Một số vụ kiện bắt buộc phải ở tòa án liên bang, nhưng theo ông Sidney N.Weiss, hầu hết có thể chọn để xử ở tòa án tiểu bang.

Tránh dính líu đến kiện cáo

Các vụ kiện tại tiểu bang và liên bang đều có thể kháng cáo lên tòa thượng thẩm và quyết định của tòa thượng thẩm có thể được kháng cáo lên tòa án tối cao Hoa Kỳ. Mỗi vụ kiện thương mại mất từ 1 đến 5 năm kể từ khi bắt đầu đến khi có phán quyết. Điểm khác biệt của Hoa Kỳ là bên thua kiện không phải trả phần phí pháp lý của bên thắng kiện. Có nghĩa là tòa án sẽ ban hành lệnh yêu cầu thanh toán của bản án nhưng hiếm khi những yêu cầu này được nhấn mạnh đến mức sẽ bỏ tù nếu không thực hiện.

Chính vì chi phí cho các vụ kiện tại Hoa Kỳ là rất lớn, việc tranh tụng mất rất nhiều thời gian của các nhà điều hành, vậy nên ông Sidney N.Weiss khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nếu bắt buộc phải kiện, nên tìm một luật sư giỏi nào đó và thỏa thuận phần trăm tỷ lệ ăn chia từ phần thu được, vì sau vụ kiện, doanh nghiệp chưa biết sẽ thu về được bao nhiêu.

“Tuy nhiên, để luận sư nhận lời tham gia vụ kiện, cơ hội thắng kiện chắc chắn phải rất cao. Vây nên khi luật sư đã từ chối tham gia có nghĩa là vụ kiện mà doanh nghiệp đang theo đuổi rất khó thắng.” – Luật sư Sidney N.Weiss cho biết.

Ngoài các tòa án, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức khác là trọng tài thương mại. Các bên lựa chọn trình bày trước 1-3 trọng tài thương mại và cùng phải trả phí cho trọng tài thương mại. Chi phí cho trọng tài thường đắt hơn rất nhiều so với tòa án, quyết định của trọng tài thương mại không có tính kháng cáo mặc dù có giá trị pháp lý. Ưu điểm của trọng tài thương mại là mặc dù các hoạt động khá giống với một phiên tòa nhưng thời gian phân xử sẽ nhanh hơn so với phân xử tại tòa án.

“Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng trọng tài trong các tranh chấp về thương mại. Chính vì vậy, khoản mục về trọng tài cần phải được ghi trong hợp đồng”.

Trước khi đưa vụ kiện lên tòa án hay trọng tài thương mại, doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hòa giải và các bên cùng phải trả phí cho trung gian hòa giải. Tuy nhiên, phương thức này ít khi đạt được sự thỏa thuận và phán quyết của trung gian hòa giải không có tính ràng buộc pháp lý.

Luật sư Sidney N.Weiss khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động nhờ luật sư tư vấn ngay từ đầu trước khi để tình trạng xấu xảy ra. Nếu sự việc đã đi quá xa, có rất ít luật sư dám nhận vụ việc.

“Tóm lại, mọi hình thức đều gây tốn kém vả về thời gian lẫn tiền bạc cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tốt nhất nên thận trọng, tránh dính líu đến kiện cáo. Kiện một người mua hàng không thanh toán cho bạn thường tốn kém hơn việc đòi lại được hàng”.

Hàng hóa có lỗi gây hại với người sử dụng có thể dẫn đến việc kiện tụng. Vậy nên hàng hóa trước hết phải đảm bảo về chất lượng. Một cách hiệu quả nhất về đảm bảo thanh toán là thanh toán bằng LC. Mặt khác, các điều khoản hợp đồng phải chặt chẽ cùng với sự bảo lãnh thanh toán đảm bảo bằng các tài khoản hoặc hàng hóa là cách thay thế duy nhất.

Luật sư Sidney N.Weiss khuyến nghị trước khi bắt đầu làm ăn với đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng nắm vững các kiến thức và chuẩn bị về: bảo hiểm; các loại giấy phép và các phê chuẩn; hải quan, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác; nắm vững luật; có khả năng chấm dứt hợp đồng và nhân công; luật sở hữu trí tuệ; bán hàng ở mức tối thiểu và phải có các kế hoạch vận chuyển; dịch vụ sau bán hàng; đền bù.

Sau khi việc kinh doanh bắt đầu, doanh nghiệp có thể gặp phải các vấn đề nảy sinh như: bị quỵt tiền; chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ; bên thứ 3 yêu sách; thất bại trong việc giao hàng, giao hàng không phù hợp.

Chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ

Bán phá giá là sự chênh lệch giữa giá (không phải là chi phí) của sản phẩm được bán tại thị trường nội địa so với thị trường Mỹ. Nếu các sản phẩm không bán ở thị trường nội địa thì áp dụng cho sản phẩm khi được bán tại các thị trường Hoa Kỳ. Bán phá giá cũng có thể xảy ra khi giá bán sản phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất (cộng các chi phí chung và lợi nhuận).

Thuế chống bán phá giá phải do nhà nhập khẩu trả và có thể nó sẽ không được nhà xuất khẩu, công ty sản xuất bồi hoàn. Bán phá giá được phép xảy ra khi nó không làm tổn hại tới nền công nghiệp Mỹ.

Đôi khi, bán phá giá bị hạn chế hoặc bị lờ đi khi chỉ ra: việc bán phá giá không làm tổn hại tới ngành công nghiệp Hoa Kỳ hoặc có các lý do kinh doanh phù hợp với pháp luật cho các chênh lệch về giá (chiết khấu dựa trên khối lượng sản phẩm, chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm, mẫu mã khác nhau…).

Theo Luật sư Sidney N.Weiss , khi các vụ việc bán đấu giá bị đấu tranh trên nhiều mặt trận thì cần thiết phải có sự tư vấn tốt cho các trường hợp bán phá giá và ngay cả trước một vụ bán phá giá để tránh các vấn đề. Giá hàng hóa trên hóa đơn phải được ghi rõ khi thông quan vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ quan thuế yêu cầu giá phải đủ cao để đảm bảo cho các công ty vận chuyển nội địa có lợi nhuận theo thời gian.

( Theo InfoTV)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Làm hàng xuất khẩu và những cơ hội mới ở Campuchia
  • Cơ hội phát triển hàng Việt trên xứ Angkor
  • Những lưu ý khi triển khai công việc tại hội chợ may mặc quốc tế
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • 10 lỗi thường gặp khi tham dự hội chợ triển lãm tại nước ngoài
  • Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam
  • Một số kinh nghiệm tham dự hội chợ quốc tế
  • Châu Phi - tiềm năng và cơ hội hợp tác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo