Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội phát triển hàng Việt trên xứ Angkor

Một nghiên cứu thị trường do trung tâm BSA và công ty Trương Đoàn thực hiện cuối năm 2009 cho thấy hiện hàng Việt Nam chiếm thị phần lớn thứ hai tại Campuchia, trên hàng Trung Quốc và dưới hàng Thái Lan. Cơ hội phát triển tại thị trường Campuchia còn rất lớn nếu doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ.

Chỗ đứng của hàng Việt trên đất Campuchia

Không chỉ hàng hoá, Việt Nam đã xuất khẩu cả quy trình sản xuất nông nghiệp sang Campuchia. Ảnh: BSA

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là mì ăn liền, sản phẩm nhựa, thuốc lá, bánh kẹo, bắp giống, hàng gia dụng, rau quả và nhập khẩu từ Campuchia các loại nguyên liệu phục vụ ngành may, phụ tùng ôtô, gỗ, cao su.

Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trưởng khoảng 40%/năm. Đến năm 2008 đạt 1,7 tỉ USD. Dự báo đến năm 2010 có thể đạt 2 tỉ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp nhiều lần so với kim ngạch nhập khẩu.

Tổng giá trị hàng Việt Nam tiêu thụ tại thị trường này đạt 988 triệu USD, vượt Trung Quốc và Thái Lan. Trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có kim ngạch cao và chiếm lĩnh được thị phần lớn là sắt thép xây dựng, máy móc phục vụ nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản chế biến, sản phẩm sữa, hải sản và xăng dầu tái xuất.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Campuchia về hàng Việt Nam, hiện nay chất lượng, giá cả sản phẩm của Việt Nam không thua kém so với hàng Thái Lan. Với lợi thế về khoảng cách từ TP.HCM sang Phnom Penh khoảng 240km, có thể vận chuyển trong ngày nên một số mặt hàng thực phẩm giữ được độ tươi ngon.

Với lợi thế đó, hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng Campuchia đánh giá là rẻ, chất lượng ở mức chấp nhận được và đã có thương hiệu HVNCLC. Một số thương hiệu được người tiêu dùng Campuchia nhận biết chung từ hội chợ HVNCLC, sau đó được phân phối ở các đô thị lớn giúp thương hiệu Việt được nhận biết nhanh.

Cơ hội bắt rễ sâu

Đánh giá về những cơ hội cho hàng Việt trên thị trường Campuchia, ngay từ những ngày đầu năm 2010, lãnh đạo bộ Công thương, TP.HCM, An Giang và Trung tâm BSA đã bàn tính kế hoạch đẩy mạnh quảng bá và thúc đẩy cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Campuchia.

Một trong những quyết tâm đó chính là kế hoạch tổ chức hội chợ HVNCLC và xuất khẩu lần thứ 9 ở Campuchia từ ngày 3 – 7.4.2010 để quảng bá cho hàng Việt.

Thêm cửa khẩu vào Campuchia

Campuchia sẽ mở thêm ba cửa khẩu nữa dọc biên giới giáp Việt Nam trong tháng tới. Các cửa khẩu mới sẽ cho phép khoảng 500 xe đi qua mỗi ngày và hiện nay có khoảng 150 xe du lịch được phép đi vào Campuchia thông qua bốn cửa khẩu cũ mỗi ngày.

(theo ITPC)

Theo bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc trung tâm BSA, năm nay, hội chợ có nhiều chương trình quảng bá và chăm sóc người tiêu dùng Campuchia như: đua xe hữu nghị Việt Nam – Campuchia chào mừng hội chợ; khám bệnh phát thuốc cho dân nghèo ba tỉnh Phnom Penh, Kandal, Takeo; văn nghệ đặc sắc hàng đêm do các ngôi sao ca nhạc Việt Nam và Campuchia biểu diễn. Ngoài ra một chương trình kết nối với các nhà phân phối, đại lý Campuchia (ngày 4.4.2010) sẽ tạo cơ hội cho doanh nhân, doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội làm ăn, thắt chặt các quan hệ.

Trước thềm hội chợ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng tỏ ra hào hứng và chuẩn bị sẵn sàng để tiếp cận người dân Campuchia.

Ông Huỳnh Văn Thòn – chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang cho biết: Campuchia là một thị trường tiềm năng. Lợi thế là tình hữu nghị lâu đời, vị trí gần gũi, có nhiều tương đồng về văn hoá, tình cảm. Đặc biệt là người nông dân. Vì nông dân thì hầu như ở đâu cũng giống nhau, ở đâu cũng nghèo nên cần được quan tâm một cách thích hợp.

Hội chợ HVNCLC là một bước mới để các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định: chúng ta đưa hàng qua Campuchia là một quyết định đúng đắn. Không chỉ là đưa một sản phẩm, Bảo vệ thực vật An Giang từng bước đã đưa cả một quy trình: văn phòng công ty, hệ thống phân phối, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường... sang Campuchia. Đây có thể coi là một bước đột phá trong việc quan tâm chinh phục lòng tin của người nông dân nước bạn.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để thâm nhập sâu vào thị trường Campuchia, các doanh nghiệp nên tính đến chuyện phải thiết lập mạng lưới phân phối hàng xuất khẩu của Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá thương hiệu Việt Nam và thương hiệu sản phẩm; trung thực và giữ chữ tín trong kinh doanh tại Campuchia và nên có người giới thiệu sản phẩm cho các nhà bán lẻ tại thị trường này.

Đối với các sản phẩm mới nên có hàng mẫu để người tiêu dùng dùng thử. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam như Bảo vệ thực vật An Giang, Việt Tiến, Casumina, Kim Hằng… đã mạnh dạn mở đại lý, cửa hàng tại Campuchia để trực tiếp phân phối hàng đến tận tay người tiêu dùng Campuchia.

(Theo Thiên Thuỷ // SGTT Online)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Những lưu ý khi triển khai công việc tại hội chợ may mặc quốc tế
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • 10 lỗi thường gặp khi tham dự hội chợ triển lãm tại nước ngoài
  • Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam
  • Một số kinh nghiệm tham dự hội chợ quốc tế
  • Châu Phi - tiềm năng và cơ hội hợp tác
  • Thị trường Israel không quá khó tính
  • “Bàn đạp” đưa hàng hóa vào Campuchia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo