Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số điểm cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang Brazil

 Các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn với doanh nghiệp Brazil cần phải nắm được sở thích, tác phong, ngôn ngữ, thông lệ kinh doanh… để có thể đem lại hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

+ Diện mạo

Các bộ comple ba mảnh đặc trưng cho những nhân viên cấp cao, ngược lại những bộ comple hai mảnh dành cho những nhân viên văn phòng bình thường. Màu sắc trên cờ của Brazil là màu vàng và màu xanh. Tránh mặc những trang phục kết hợp giữa hai màu này.

Việc chạm tay, khuỷu tay và lưng được coi là bình thường. Dùng tay thể hiện sự đồng ý bị coi là một cử chỉ bất lịch sự ở Brazil. Để biểu lộ sự cảm kích, người Brazil có thể lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái vân vê dái tai. Để được gặp may mắn, ấn mạnh ngón tay cái vào ngón trỏ khi nắm tay. Điều này cũng được hiểu là sự quyết tâm. Nhịp các ngón tay trỏ dưới cằm thể hiện rằng bạn không biết câu trả lời.

+ Cử chỉ

- Phải hẹn trước khi gặp ít nhất hai tuần. Đừng bao giờ liên lạc công việc qua điện thoại trong công việc kinh doanh hoặc tới các văn phòng chính phủ.

- Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực dài hạn (cả thời gian và tiền bạc) để thiết lập các mối quan hệ tốt ở Brazil. Đây là chìa khoá thành công trong kinh doanh.

- Một số vùng không có ý thức nhiều về thời gian và công việc. Tuy nhiên San Paulo không thuộc các vùng này, và ở Rio sự thiếu trách nhiệm thường có đối với các cá nhân và trong các sự kiện xã hội, không xảy ra trong kinh doanh. Ở hai thành phố này, các cuộc họp bàn công việc thường diễn ra đúng giờ.

- Không được trực tiếp đi thẳng vào vấn đề trước người chủ toạ. Các cuộc họp bàn công việc thường bắt đầu bằng việc thảo luận ngoài lề.

-Ăn trưa là bữa ăn chính. Buổi tối thường ăn nhẹ, trừ những dịp đặc biệt.

- Cà phê Brazil rất nổi tiếng. Hãy thưởng thức loại cà phê rất mạnh này.

- Ở Brazil, các cuộc giải trí ở nhà hàng phổ biến hơn ở nhà riêng. Nếu dự tiệc tùng ở nhà riêng, hôm sau bạn nên gửi bó hoa cảm ơn tới chủ nhà cùng với lời cảm ơn.

- Không nên tặng quà trong lần đầu gặp gỡ, thay vào đó hãy mời đối tác đi ăn trưa hoặc ăn tối.

- Những loại hoa màu tía được sử dụng rộng rãi ở các đám tang. Vì vậy hãy thận trọng khi tặng ai hoa màu tía. Có thể tặng hoa màu tím.

- Nâng cốc chúc mừng: Saude hoặc Viva (Sah - OO-Day, VEE-va)

- Ở Brazil thường boa 10%

- Nếu bạn dùng cụm từ jeito - điều ấy có nghĩa là không có gì chắc chắn cả, một sự nỗ lực cao có thể phá được các quy luật.

+ Giao tiếp

- Bắt tay, thường khá lâu, là một việc rất phổ biến. Bắt tay cả khi gặp và khi chia tay; kèm theo cả ánh mắt; khi chia tay một nhóm nhỏ, nên bắt tay với tất cả mọi người có mặt.

-Khi phụ nữ gặp nhau, họ thường hôn nhau bằng cách cọ má vào nhau và hôn vào không khí.

- Tên họ thường được gọi, nhưng các tước vị cũng hết sức quan trọng. Âm nhạc và các cuộc đàm đạo sôi nổi và dài là những thói quen rất hay của người Brazil. Khi chuyện trò, việc nói cắt ngang được coi là sự nhiệt tình. Người Brazil thích đùa và thân mật.

- Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính của Brazil.

- Những chủ đề hay được quan tâm: bóng đá, gia đình và trẻ em

- Những chủ đề nên tránh: Argentina, chính trị, nghèo đói, tôn giáo và Rừng mưa nhiệt đới.

- Không nên nói những câu như "Có phải người Brazil hoặc rất giàu hoặc rất nghèo không?"

+ Thông lệ kinh doanh ở Brazil

Khách Việt Nam đến Brazil nên làm quen với một vài điều kiện làm việc đặc biệt ở Brazil. Tốc độ thương lượng công việc khá chậm và phụ thuộc nhiều vào các quan hệ cá nhân. Các cuộc thương lượng công việc quan trọng không được giải quyết qua điện thoại hoặc thư từ. Nhiều nhà kinh doanh Brazil không có phản ứng tốt trước các cuộc viếng thăm nhanh chóng và không thường xuyên của các đại diện bán hàng nước ngoài. Họ thích các mối quan hệ công việc lâu dài. Người mua hàng Brazil cũng quan tâm nhiều đến các dịch vụ sau bán của nhà xuất khẩu. Tốc độ chậm rãi của các cuộc thương lượng không có nghĩa là người Brazil ít hiểu biết về công nghệ hoặc các thực tiễn kinh doanh hiện đại. Trên thực tế, họ có thể rất hiểu biết về kỹ thuật khi gọi điện thay mặt một công ty Sao Paulo hoặc một công ty Chicago. Thêm vào đó, các doanh nhân nước ngoài nên học hỏi nhiều về nền kinh tế và môi trường thương mại Brazil trước khi tham gia kinh doanh. Uống cà phê trong các cuộc họp bàn công việc là một phong tục ở Brazil.

+ Ngôn ngữ

Mặc dù nhiều người Brazil có thể nói được tiếng Anh, nhưng họ vẫn muốn bàn luận công việc bằng tiếng Bồ Đào Nha. Những nhà kinh doanh nước ngoài không nói được tiếng Bồ Đào Nha nên thuê một phiên dịch. Tài liệu và các ấn phẩm giới thiệu sản phẩm nên in bằng tiếng Bồ Đào Nhà và tiếng Anh được ưa thích hơn tiếng Tây Ban Nha. Các chỉ dẫn và các số liệu kỹ thuật khác nên dùng hệ thống mét.

+ Giờ làm việc

Các văn phòng thường làm việc từ 9h sáng đến 6h chiều, từ thứ 2 đến thứ 6.

- Các siêu thị, cửa hàng bách hoá và các trung tâm mua bán thường mở cửa từ 10h sáng đến 10h tối, từ thứ 2 đến thứ 7 và từ 10h sáng đến 6h tối chủ nhật.

- Các ngân hàng làm việc từ 10h sáng đến 4h chiều, từ thứ 2 đến thứ 6.

- Mặc dù giờ làm việc văn phòng ở Brazil thường từ 9h sáng đến 6h chiều, nhưng những người chủ chốt thường làm việc muộn hơn vào buổi sáng và ở lại muộn hơn vào buổi tối. Thời gian tốt nhất để gặp gỡ cho những nhà kinh doanh Brazil là từ 10h sáng đến trưa và từ 3h đến 5h chiều, mặc dù ở Sao Paulo các cuộc họp thường diễn ra cả ngày. Bữa ăn trưa thường diễn ra trong hai tiếng đồng hồ.

+ Thực tiễn kinh doanh

- Khi thương lượng với các doanh nhân Brazil, bạn nên biết rằng họ thường tính toán bằng USD.

- Bạn phải luôn nhớ rằng các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò hết sức quan trọng và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các công việc kinh doanh.

- Mặc dù nhiều người Brazil có thể nói tiếng Anh, nhưng một vài người trong số họ cảm thấy thoải mái hơn nếu có phiên dịch.

- Bạn nên có mối quan hệ trong nước và tất cả các tài liệu văn bản ban đầu với các đối tác kinh doanh quan trọng nên sử dụng tiếng Bồ Đào Nha hoặc tiếng Anh. Tránh sử dụng tiếng Tây Ban Nha thay thế tiếng Bồ Đào Nha.

- Các doanh nhân đến Sao Paulo nên lên kế hoạch rõ sẽ đi đâu để biết chính xác sẽ cần bao nhiêu thời gian. Nếu có thể, hãy tránh các giờ cao điểm (8h sáng đến 10h sáng và 5h30 đến 7h30 chiều). Trong mùa mưa (từ tháng 1 đến tháng 3) giao thông luôn luôn bị tắc nghẽn.

- Trong các cuộc họp bàn công việc, nên sử dụng chức vị nếu có thể (ví dụ như Giáo sư, Tiến sĩ) và "Senhor" (Ông) hoặc "Senhora" (Bà).

- Trong các cuộc họp, gọi "Ông" hoặc "Bà" và sau đó đến tên họ, không gọi tên gọi (ví dụ Sr Carlos, Sra Julia)

- Những doanh nhân không bao giờ quá thẳng thắn và họ thường không bao giờ nói "không".

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • XK sang thị trường Nga : Cần thay đổi cách tiếp cận
  • Cơ hội xuất khẩu trái cây Thanh Long Việt Nam và hàng nông sản vào Chi Lê
  • Doanh nghiệp cần biết: Nhu cầu tiêu dùng đồ lót và quần áo trong nhà tại Vương Quốc Anh
  • Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam
  • Những điều cần biết về xuất khẩu thủy sản vào Braxin
  • Điều chỉnh giá trong hợp đồng
  • DN cảnh giác với 2 công ty ảo tại Morocco
  • Doanh nghiệp xuất-nhập khẩu cần biết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo