Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Italy

Xe Vespa - một trong những thương hiệu xe của Italy được ưa chuộng tại Việt Nam

Ngày 16/11, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã trao giấy phép thành lập Phòng Thương mại Italy (Icham) tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Italy (Icham) ở Việt Nam, cho biết, Italy mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ thương mại hợp tác với cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. “Việc nhận giấy phép thành lập văn phòng đại diện của chúng tôi tại Thủ đô Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam”- ông Tomaso Andreatta nói.

Theo ông Tomaso Andreatta, nhiều thương hiệu lớn của Italy đã có mặt tại Việt Nam như 2 ngân hàng lớn nhất của Italy Intesa Sanpaolo và Unicredit; Piaggio, nhà sản xuất thương hiệu Vespa, công ty đã chọn Việt Nam làm trung tâm cho chiến lược phát triển Châu Á; Ariston nhà sản xuất bình nước nóng hàng đầu; Carvico, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về vải cho đồ bơi và chất liệu vải cao cấp; Datalogic, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy scan laser cho cửa hàng và công việc kinh doanh; Bonfiglioli Riduttori nhà sản xuất mô tơ điện và động cơ truyền động cho các nhà máy; Perfetti, nổi tiếng tại Việt Nam về sản xuất kẹo cao su và bánh kẹo; Rino Mastrotto, công ty hàng đầu của Italia về sản xuất da cho đồ dùng nội thất.

Trong năm 2009, Việt Nam đã xuất sang Italy các sản phẩm như cá, hàng dệt may, giày dép, hạt tiêu, đồ gỗ... với tổng trị giá lên tới 1 tỷ USD."Sự hiện diện của Icham tại Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Italy đầu tư vào Việt Nam, cũng như hỗ trợ những công ty Việt Nam trong việc kinh doanh tại Italy," ông Tomaso Andreatta nói.

Ông Cấn Việt Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, việc thành lập văn phòng là cơ hội nhằm phát triển hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước. Ông cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy hoạt động tại Việt Nam; góp phần vào sự phát triển chung của hai nước, thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều.

Icham được thành lập vào năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và hiện có 40 thành viên là các công ty Italy đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 22 công ty hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Icham đã chính thức trở thành thành viên của Eurocham.

Trong thời gian qua, Icham đã tổ chức cho các công ty thành viên rất nhiều hội thảo, gặp mặt tọa đàm về nhiều chủ đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tạo cơ hội để các công ty thành viên gặp gỡ và hợp tác với thành viên của các phòng thương mại khác, tham gia hội chợ quảng bá hình ảnh cho các công ty thành viên…

Hiện nay, 90% các doanh nghiệp Italy là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đó cũng là phần lớn các công ty thành viên của Icham. Các công ty thành viên này cũng có những khó khăn và thách thức tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam.

(Theo Thanh Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo