Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Pháp- Thị trường tiêu thụ thủy sản nhiều tiềm năng

Pháp là thị trường xuất tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) chỉ sau Tây Ban Nha. Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết. Tuy nhiên các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng phát triển mạnh tại Pháp. Nhờ vào sự tiện ích của mình, doanh thu của các sản phẩm cá đông lạnh tại Pháp đang tăng lên nhanh chóng. Sản xuất trong ngành chế biến cá cũng phát triển mạnh, song trong thời gian gần đây, hoạt động đánh bắt cá đang có dấu hiệu giảm dần, sản xuất trong thị trường nội địa theo đó cũng giảm.

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản Pháp hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Nhập khẩu thủy sản từ các nước đang phát triển đang tăng mạnh, gấp hai lần so với tốc độ nhập khẩu chung của Pháp. Giai đoạn từ năm 2003 – 2007, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thủy sản của Pháp là 6,4%. Các nước đang phát triển hiện đang là những nước cung cấp chính các sản phẩm thủy sản tươi và đông lạnh cho thị trường Pháp, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ, tôm, cua đã qua chế biến.
 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Pháp
Tiêu thụ thủy sản của Pháp năm 2006 đạt 1,5 triệu tấn. Trung bình, một người dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy sản/năm, trong khi đó trung bình tiêu dùng  thủy sản của toàn EU là 21kg/năm. Về nhập khẩu, Pháp là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trong EU, chiếm 13% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn EU và 11% về sản lượng. Trong năm 2007, Pháp đã nhập khẩu 997.000 tấn thủy sản, có giá trị đạt 3,8 tỷ Euro. Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu chủ yếu của Pháp là cá tươi và cá đông lạnh (chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2007), tôm đông lạnh và tươi chiếm 19%, cá chế biến 15%, động vật thân mềm như mực đông lạnh là 8%, động vật thâm mềm chế biến là 5%, còn lại là các loại khác.
Trong giai đoạn từ 2003 – 2007, nhập khẩu tăng 14% về giá trị và 5% về sản lượng. Các nước xuất khẩu thủy sản chính sang Pháp là Anh và Hà Lan. Hà Lan xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm tôm tươi và tôm đông lạnh và các loại cá nước ngọt, trong khi đó Anh xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm động vật thân mềm và cá hồi tươi và đông lạnh. So với năm 2003, trong năm 2007 nhập khẩu từ các nước trong khu vực EU tăng lên 12% về giá trị, nhưng giảm 2% về sản lượng.
 
Nhập khẩu thủy sản từ các nước đang phát triển cũng đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng năm 2007, 32% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Pháp là từ các nước đang phát triển. Madagascar là nước đang phát triển cung cấp lớn nhất cho Pháp, chiếm 3% tổng giá trị nhập khẩu với các sản phẩm chính là cá ngừ và tôm tươi, đông lạnh. Ngoài ra, có một lượng lớn các nước đang phát triển có thị phần nhỏ trên thị trường tiêu thụ thủy sản của Pháp, một vài trong số họ có thế mạnh về một loại thủy sản cụ thể. Ví dụ như Chile có thế mạnh về cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh. Cá tươi và cá đông lạnh có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với 21% về giá trị.
          Nếu tính theo các nhóm sản phẩm, Pháp là nước nhập khẩu cá tươi và cá đông lạnh lớn thứ 3 EU, chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu của EU trong năm 2007. Tốc độ nhập khẩu các sản phẩm này từ năm 2003 – 2007 tăng 21% về giá trị và 4% về sản lượng. Trung bình giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng 5% hàng năm. Các sản phẩm nhập khẩu chính là cá hồi, cá tuyết và các sản phẩm cá nước ngọt. Tuy nhiên, đối với nhóm hàng này, Pháp chủ yếu nhập khẩu lại từ các nước trong EU với 70% tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Nhập khẩu từ các nước đang phát triển hiện đang tăng mạnh chủ yếu là mặt hàng các nước ngọt. Từ năm 2003 -2007, nhập khẩu từ các nước đang phát triển tăng 90% về giá trị và 60% về sản lượng.
          Mặc dù, cá hồi và cá tuyết được sử dụng nhiều tại Pháp, tuy nhiên thị phần cá nước ngọt đang tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007, nhập khẩu mặt hàng này tăng 119% về giá trị và 139% về sản lượng. Các nước EU vẫn chiếm thị phần lớn nhất với 57% tổng giá trị nhập khẩu năm 2007. Thị phần nhập khẩu mặt hàng này từ các nước đang phát triển chiếm 41%, trong đó Uganda là nước cung cấp chính cho Pháp (25% thị phần), tiếp đó là Việt Nam (4,5%), Tanzania (3,7%) và Thái Lan (3,5%).
          Đối với nhóm hàng động vật có giáp như tôm, cua, Pháp là nhà nhập khẩu lớn thứ hai của EU chỉ sau Pháp, chiếm 18% giá trị nhập khẩu của EU trong năm 2007. Nhóm hàng này chiếm 19% giá trị nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Pháp. Trong giai đoạn năm 2003 – 2007, nhập khẩu tăng 2% về giá trị và 8,5% về sản lượng. Các nước đang phát triển là các nước cung cấp chính với 45% tổng sản phẩm nhập khẩu nhóm hàng này của Pháp. Trong đó, tôm tươi và đông lạnh chiếm 62% thị phần trong năm 2007, tăng 16% so với năm 2003.  Các nước cung cấp tôm tươi và đông lạnh chính cho Pháp là Madagascar (18% thị phần), Ấn Độ (8%), Brazil (8%) và Ecuador (7%).
Pháp là nước nhập khẩu cá chế biến sẵn lớn thứ ba của EU sau Italia và Anh, chiếm 15% giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của EU trong năm 2007 với những loại cá chính như cá ngừ, cá mòi và cá trống. Các nước đang phát triển cung cấp chủ yếu sản phẩm cá ngừ cho Pháp với 85% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ của nước này. Đối với các sản phẩm động vật thân mềm như mực, ốc,… Pháp cũng nước nhập khẩu lớn thứ 3 của EU sau Anh và Đan Mạch. Những nước cung cấp sản phẩm này chính cho Pháp là Chile chiếm 18% thị phần, Thổ Nhĩ Kỳ 9%, Thái Lan 12%, Việt Nam 6%, Ecuador 3%.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Pháp
Pháp là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của EU, trong khi đó EU lại là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hiện EU chiếm 25,3% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của cả nước. Do đó đây sẽ là cơ hội rất tốt để ngành thủy sản của Việt Nam phát triển tại Pháp. Hiện nay, kim ngạch nhập khẩu hàng thuỷ sản hàng năm của Pháp chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu lương thực, thực phẩm của nước này. Trong đó, mặt hàng tôm được tiêu thụ nhiều nhất với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 950 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản.

          Trong năm 2007, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Pháp mặt hàng cá philê đông lạnh, tôm đông lạnh và thuỷ sản đóng hộp với kim ngạch xuất khẩu đạt 63,64 triệu USD. Năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Pháp đạt 91,7 triệu USD, tăng 44% so với năm 2007. Trong khuôn khổ WTO, Pháp cùng EU thực thi chính sách thương mại, đồng thời tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thực thi chính sách cải cách kinh tế có hiệu quả. Khung pháp lý về thị trường Pháp đã mở hoàn toàn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đều không bị áp hạn ngạch. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp cần chú ý mọi hàng hóa nhập khẩu của Pháp đều được quản lý bằng chính sách thương mại chung của EU, phải chịu giám sát của Hải quan và phải kê khai với hải quan bằng văn bản, trong đó ghi rõ giá trị thuế quan, xuất xứ hàng hóa và phân loại hàng hóa theo biểu thuế quan: các nhóm hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu.

(theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Việt Nam và Braxin tăng cường trao đổi sản phẩm có nguồn gốc từ động-thực vật
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu hàng may mặc sang Canada
  • Quyết định khôn ngoan
  • Thủ tục xuất trả lại hàng ?
  • Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
  • Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nhật
  • Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng sang Phần Lan
  • Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam –Israel ngày càng phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo