Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sénégal, thị trường đầy tiềm năng cho hàng hoá Việt

Cộng hòa Senegal nằm ở khu vực Tây Phi, với dân số 11,9 triệu người, năm 2008 tổng GDP của Senegal là 12,6 tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 3,7%, thu nhập bình quân đầu người là 1.600 USD. Senegal đang trong quá trình phát triển và có nhu cầu rất lớn về nông sản và hàng tiêu dùng.

Công nghiệp Senegal hầu như còn nguyên sơ, mới chỉ có ngành khai thác phốt phát, tìm kiếm dầu lửa, ngành chế biến nông nghiệp, lắp ráp, vật liệu xây dựng. Senegal là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản. Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế, chiếm 75% giá trị xuất khẩu. Nông sản chính có lạc, lúa, hoa màu. Hiện nay, Senegal đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đánh cá và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghề làm vườn đang là một trong những ngành năng động nhất của Senegal. Năm 2008, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16,1% trong nền kinh tế của Senegal, công nghiệp chiếm 19,3% và dịch vụ chiếm 64,6%.

Những năm gần đây tỷ trọng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong GDP của Senegal giảm từ 25,4% năm 2006 xuống còn 23% năm 2007 và 22,4% năm 2008. Dự kiến năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ này lần lượt là 21,2% và 20,6%. Tỷ trọng nhập khẩu vẫn ổn định ở mức 42,1% năm 2006, 41,2% năm 2007 và 43%GDP năm 2008. Dự kiến năm 2009 và 2010 tỷ trọng nhập khẩu chiếm lần lượt là 36,5% và 37% GDP.

Những khó khăn do giá đỗ lạc xuất khẩu giảm và giá các sản phẩm dầu lửa nhập khẩu tăng đã đè nặng lên kết quả xuất khẩu của Senegal. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 2,053 tỷ USD, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cá, đậu tương, dầu mỏ, phốt phát và bông. Các bạn hàng chủ yếu là Mali, Ấn Độ, Pháp. Nhập khẩu đạt con số gấp đôi xuất khẩu ở mức 4,263 tỷ USD, chủ yếu là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp nhẹ và năng lượng.

Các nước cung cấp hàng hóa cho Senegal chủ yếu là Pháp, Anh, Trung Quốc và Bỉ. Việt Nam và Senegal thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 29/12/1969. Kể từ đó, hai nước luôn duy trì được mối quan hệ hữu nghị. Những năm gần đây trao đổi thương mại giữa hai nước có nhiều tiến bộ. Kể từ năm 2008, thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc được giao kiêm nhiệm thị trường Senegal nên thông tin về thị trường Senegal đối với các bạn hàng Việt Nam sẽ thuận lợi hơn.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Senegal năm 2007 đạt 15,98 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 9,87 triệu USD (chủ yếu là sản phẩm gạo, dệt may, hạt tiêu và săm lốp ôtô, xe máy), nhập khẩu 6,1 triệu USD (chủ yếu là sắt thép phế liệu và bông). Đến năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng hơn 10 lần, đạt 104 triệu USD trong đó gạo chiếm 93,7 triệu USD, sản phẩm cao su, săm lốp xe đạp – xe máy 5,7 triệu USD, dệt may 2 triệu USD. Về nhập khẩu giá trị đạt 8,9 triệu USD trong đó có 3,7 triệu USD là sắt thép phế liệu và 1,5 triệu USD là bông. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên nông nghiệp Senegal chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước và phần lớn giá trị nhập khẩu là lương thực và thực phẩm. Việt Nam, với thế mạnh về xuất khẩu gạo, ngũ cốc, thủy sản và hàng thực phẩm đóng hộp, nếu khai thác tốt sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Senegal. Ngoài ra các hàng hóa tiêu dùng như hàng may mặc, giày dép và các sản phẩm công nghiệp nhẹ cũng có nhiều cơ hội xuất sang Senegal. Trong chương trình đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, thị trường Senegal sẽ là một điểm đến tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội buôn bán hàng hóa.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo