Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường chè

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là nước nhập khẩu đứng đầu thế giới về chè xanh với lượng tiêu thụ mỗi năm 30.000 tấn. Dự kiến đến năm 2010, Maroc sẽ nhập khẩu 57.100 tấn, tăng 4,5% mỗi năm.

       Năm 2005, Ma-rốc nhập khẩu khoảng 50.000 tấn chè, trị giá 83 triệu USD. Trung Quốc là nước cung cấp chè lớn nhất của Ma-rốc chiếm 98% lượng chè nhập khẩu của Ma-rốc (82 triệu USD với 24.000 MT/năm).
          Loại chè Trung Quốc được ưa chuộng nhất là chè Chunmee ở Thượng Hải do lá to có màu nâu, vị và hương đặc biệt. Chè này được bán tại Ma-rốc với số hiệu 9371. Nó được uống với đường và bạc hà. Chè xanh của Trung Quốc cho đến nay vẫn là sản phẩm cơ bản của người dân Ma-rốc. Người Ma-rốc thậm chí đã quen với vị chè của Trung Quốc nên rất khó có thể đa dạng hoá nhà cung cấp.
          Chè Trung Quốc được đóng trong các thùng gỗ hoặc gỗ dán có trọng lượng từ 30-40 kg.
          Ngoài chè chunmee ra, hai loại chè khác là gunpowder và sow mee của Trung Quốc cũng được tiêu thụ rất nhiều tại Ma-rốc.
          Được tự do hoá từ năm 1993, thị trường chè Ma-rốc đã trở nên hết sức cạnh tranh với việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ và sự đa dạng các nhãn mác.
          Việc hội nhập về mặt văn hoá và khu vực thông qua những nhãn hiệu chè giải thích tại sao hiện nay trên toàn lãnh thổ Ma-rốc đã có 250 nhãn hiệu có mặt với khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động. Việc tự do hoá lĩnh vực chè xanh đã tạo ra các cuộc chiến tranh thương mại cũng như những chiến dịch truyền thông xung quanh các nhãn hiệu như Sultan, Mérana. Hiện tại công ty Mido Food Company chi phối gần như toàn bộ thị trường chè Ma-rốc.
Chè Gun powder: chè thuốc súng. Lá chè cuộn lại có dạng hạt tròn, 3mm. Khi pha, chè sẽ nở ra. Đây là loại chè có nước màu xanh nhạt hoặc vàng xanh và vị rất đậm. Chè này chủ yếu dùng để pha chè bạc hà, đồ uống quốc gia của Ma-rốc. Người Ma-rốc uống chè bạc hà cả ngày. Sở dĩ nó có tên là chè thuốc súng vì một cty của Ấn Độ gọi như vậy vì giống bột thuốc sống. Người Trung Quốc thì gọi là chè hạt cườm. Chè này sau khi pha vừa có vị mát vừa có vị đắng.
Chè Chun Mee, có dạng tóc tiên thần, lá cuộn không đều, dài hơn. Chunmee ở Thượng Hải do lá to có màu nâu, vị và hương đặc biệt. Chè này được bán tại Ma-rốc với số hiệu 9371.
Chè Sow Mee, có dạng những đoạn nhỏ và gãy.
          Năm 2006, chè xanh Việt Nam cũng đã thâm nhập vào thị trường Ma-rốc nhưng số lượng không nhiều. Khó khăn lớn nhất là chè Trung Quốc đã chiếm lĩnh từ lâu và người dân Ma-rốc đã quen với gu của chè này. Hiện nay Ma-rốc nhập đến 98% chè xanh từ Trung Quốc (chủ yếu 3 loại chè nói trên). Theo một chuyên gia nhập khẩu chè Ma-rốc, giống chè VN không khác với Trung Quốc nhưng cách chế biến, xao tẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của Ma-rốc thì DN của ta chưa quen làm. Hơn nữa Trung Quốc có rất nhiều đầu mối là Hoa Kiều sống tại Ma-rốc, việc phân phối, tiêu thụ trở nên dễ dàng, giá cả cũng rẻ hơn nên chè xanh Trung Quốc có nhiều thế mạnh hơn ta. Thương vụ VN tại Marốc đã giới thiệu một chuyên gia nhập khẩu chè của Marốc cho Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) để hướng dẫn kỹ thuật chế biến chè sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Marốc.
 
         

(Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Ma Rốc - Thông tin thị trường

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần biết: Thị trường EU đối với các sản phẩm túi, va li và phụ kiện thời trang
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: những rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường dệt may
  • Có FTA, hàng hóa VN sẽ dễ dàng vào EU
  • Hồi giáo - thị trường tiềm năng cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
  • Đôi nét về chế độ nhập khẩu vào Ma-rốc
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Quy định về quản lý hối đoái
  • Giới thiệu ngành công nghiệp của Marốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo