Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường dệt may

Theo Thương vụ Việt nam tại Ma-rốc, Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu.

Theo thống kê của Bộ Công Thương thì trong 2003, ngành dệt may của Ma-rốc đã đóng góp 42% trong lĩnh vực việc tạo việc làm và 34% vào kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nói chung. Ma-rốc có trên 1700 cơ sở sản xuất trong đó có 630 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt và 1090 DN trong lĩnh vực may, chiếm 22% trong tổng số các đơn vị sản xuất công nghiệp. Các DN này nắm giữ 13% lượng hàng sản xuất, 17% giá trị gia tăng và 14% vốn đầu tư của ngành công nghiệp nói chung.
Sản xuất dệt may của Ma-rốc chủ yếu dành cho xuất khẩu. Xu hướng này càng trở nên rõ rệt từ giữa những năm 80. Tỷ lệ xuất khẩu của lĩnh vực dệt may đã tăng từ 36% năm 1985 lên 54% năm 1990 rồi 65% năm 2000. Nếu tính riêng ngành công nghiệp may, tỷ lệ xuất khẩu vượt quá 80%.
Trong khoảng thời gian 15 năm, doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng từ 3.5 tỷ DH năm 1985 lên 16.4 tỷ DH năm 2003 tức là tăng trung bình mỗi năm 8%. Giai đoạn 1986-1990, lĩnh vực này đã tạo ra khoảng 16500 việc làm mỗi năm tức là 60% tổng số lượng việc làm do ngành công nghiệp nói chung tạo ra.
Kể từ khi kết thúc Hiệp định đa sợi vào tháng 1/2005, xuất khẩu dệt may của Ma-rốc đã giảm 7,4% trong năm 2005. Với việc loại bỏ quota cung cấp hàng dệt may cho các nước phát triển, sản phẩm dệt may của Ma-rốc đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh trực tiếp từ những nhà sản xuất của các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay Ma-rốc xuất khẩu đến hơn 90% sang thị trường Liên minh châu Âu. Với việc mở rộng địa lý của EU, có thêm những nhà cung cấp dệt may mới cho khu vực này như Bun-ga-ri, Hung-ga-ri trong khi tính cạnh tranh của hàng dệt may Ma-rốc thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu vào thị trường truyền thống này đã giảm. Ngoài ra EU còn miễn thuế hoặc giảm thuế đối với hàng may mặc của những nước bị sóng thần như Thái Lan, Inđônêxia, Xri Lanca. Bên cạnh đó Ma-rốc phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá cao, chi phí mua vải đã chiếm 60% tổng giá bán.
Theo ước tính của Bộ Công nghiệp, Ma-rốc sẽ mất 30% số lượng việc làm và 20% giá trị xuất khẩu của ngành này trong vòng 5 năm tới. Mặc dù vậy, các công ty đa quốc gia đã thông báo kế hoạch đầu tư 300 triệu đô-la trong những năm tới với việc tạo ra 2500 việc làm mới. Chẳng hạn tập đoàn Fruit of the loom sẽ đầu tư 16 triệu USD, tập đoàn Tây Ban Nha Tavex sẽ đầu tư 75 triệu USD trong vòng 3 năm, tập đoàn Legler đầu tư 87 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất quần Jean gần thủ đô Rabat. Những khoản đầu tư này có được là do mới đây Chính phủ Ma-rốc đã ban hành những chính sách hội nhập quốc tế, cụ thể là việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Thổ Nhĩ Kỳ.
Để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng dệt may, Nhà nước và Hiệp hội các ngành công nghiệp dệt may Ma-rốc đã ký hiệp định hiện đại hoá ngành này vào tháng 10/2005. Kế hoạch khẩn cấp này dự kiến sẽ đưa ra một loạt các biện pháp và trang bị nhằm hỗ trợ những chương trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Ba hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước và các nhà công nghiệp trong các lĩnh vực hải quan, trợ giúp kỹ thuật và tài trợ.
 
 

(Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Ma Rốc - Thông tin thị trường

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp cần biết: Thị trường EU đối với các sản phẩm túi, va li và phụ kiện thời trang
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: những rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: cơ hội kinh doanh và đầu tư vào thị trường chè
  • Có FTA, hàng hóa VN sẽ dễ dàng vào EU
  • Hồi giáo - thị trường tiềm năng cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
  • Đôi nét về chế độ nhập khẩu vào Ma-rốc
  • Tìm hiểu thị trường Ma-rốc: Quy định về quản lý hối đoái
  • Giới thiệu ngành công nghiệp của Marốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo