Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phụ nữ cần làm những xét nghiệm sức khỏe nào?

Theo từng lứa tuổi chị em nên làm những thăm dò cần thiết để tránh một số bệnh hay gặp.
 
Từ tuổi 45, dù không có triệu chứng gì, bạn cũng nên xét nghiệm đường huyết và cứ 3 năm thử lại một lần. Xét nghiệm này cần được tiến hành ngay nếu bạn có các biểu hiện như khát nước, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, chậm lành vết thương hay vết bầm tím.

 

Mỗi người cần tự trang bị cho mình những thông tin cơ bản về những bệnh dễ mắc phải, theo từng giai đoạn tuổi tác, những thăm dò (còn gọi là xét nghiệm hay test), cũng như ý nghĩa và tác dụng của chúng. Với phụ nữ, cần chú trọng các xét nghiệm sau:

1. Đo tỷ trọng xương

Xét nghiệm này nhanh, không đau; thường đo ở vùng thắt lưng, vùng hông, cổ tay hay gót chân. Tỷ trọng xương cho biết về nguy cơ gãy xương ở những vị trí dễ tổn thương nhất. Có nhiều phương pháp thăm dò như dùng siêu âm, cắt lớp, đo sự hấp thụ tia X ở vùng thấp của cột sống và vùng háng - phương pháp chuẩn để quyết định điều trị và để đánh giá tác dụng của điều trị loãng xương.

Bệnh loãng xương có đặc trưng là hiện tượng tiêu khối lượng xương làm cho xương yếu dễ gãy, nhất là tăng nguy cơ gẫy xương háng, cột sống và cổ tay. Một số yếu tố làm cho phụ nữ tăng nguy cơ loãng xương là gầy, có tiền sử gẫy xương hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương. Những yếu tố kết hợp với nguy cơ bị tiêu xương nhanh là tuổi mãn kinh hoặc liệu pháp estrogen dở dang. Nên thăm dò tỷ trọng xương từ tuổi 60.

2. Đo huyết áp

Đây là cách đo áp lực máu mà tim bóp để đẩy vào các động mạch (gọi là áp lực tâm thu) và áp lực của các động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ, giữa hai nhịp đập (áp lực tâm trương). Mục đích của đo huyết áp là để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp. Các mạch máu càng hẹp, càng hạn chế dòng chảy của máu thì tim càng phải bơm mạnh mới đẩy được một lượng máu cần thiết đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng tăng áp lực máu kéo dài thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim và tổn thương thận càng cao. Vì vậy, nên bắt đầu theo dõi huyết áp ngay từ 18 tuổi và ít nhất 2 năm đo lại 1 lần. Nếu huyết áp người trẻ ở giới hạn bình thường cao (140/90) thì cần đo kiểm tra thường xuyên hơn.

 

3. Định lượng cholesterol trong máu

Cholesterol là một dạng mỡ được vận chuyển trong máu bởi lipoprotein, các lipoprotein có tỷ trọng phân tử thấp (LDL) đưa cholesterol đến bám vào thành động mạch, còn các lipoprotein có tỷ trọng phân tử cao (HDL) lại lấy đi các cholesterol đã bám vào thành động mạch và đem tới gan để được chuyển hóa. Sự cố sẽ xảy ra khi lipoprotein có tỷ trọng phân tử thấp đưa cholesterol đến bám quá nhiều vào thành các động mạch hoặc khi các lipoprotein có tỷ trọng phân tử cao không rút được nhiều mảng cholesterol đã bám ở thành mạch, do đó tạo thành màng xơ vữa ở thành mạch.
Nên bắt đầu theo dõi từ tuổi 45 và cách 5 năm thử lại nếu có nồng độ bình thường. Người có nguy cơ cao (béo, ít vận động, có bệnh tim, đái tháo đường) cần kiểm tra nồng độ cholesterol sớm hơn.

4. Chụp X-quang vú

Vú được ép giữa hai tấm plastic để tia X đi qua các mô, nhằm phát hiện các đám cứng hay nhiều biến đổi nghi ngờ, những đốm vôi hóa quá nhỏ dễ bỏ qua khi khám thực thể. Đám cứng nhỏ có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú giai đoạn đầu. Nên chụp X-quang vú để phát hiện bệnh sớm, từ sau tuổi 40, 1-2 năm 1 lần tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ.

 

5. Xét nghiệm phiến đồ tế bào âm đạo

Là xem xét các tế bào cổ tử cung và ống cổ tử cung, nhằm phát hiện những thay đổi bất thường. Gọi là có nguy cơ cao khi người phụ nữ có lịch sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là bị nhiễm virus gây u sùi (HPV), phụ nữ có nhiều bạn tình, tiền sử có tế bào cổ tử cung bất thường (loạn sản), có tiền sử ung thư âm đạo, âm hộ, nghiện thuốc lá.

Nên theo dõi phiến đồ tế bào để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu hoặc khi đã 21 tuổi và cứ tối thiểu 3 năm kiểm tra một lần. Không cần kiểm tra về ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ trên 65 tuổi có kết quả âm tính trong 3 lần liên tiếp, kết quả bình thường trong 10 năm qua và hiện không có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung hoặc đã bị cắt tử cung hoàn toàn.

6. Phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Những bệnh như HIV (virus gây suy giảm miễn dịch), lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục và chlamydia có thể gây tổn thương cho hệ thống sinh sản, nếu nhiễm HIV còn bị đe dọa đến tính mạng. Mọi người, kể cả vị thành niên, cần được khuyến cáo về những cơ hội đối điện với nguy cơ, cần được tư vấn về những cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Các bệnh lây qua đường tình dục đặc biệt nguy hại cho phụ nữ mang thai và cho thai nhi nên nhiều thầy thuốc cho làm các thăm dò để phát hiện chlamydia, lậu, viêm gan B, HIV như thông lệ khi có thai.

(Theo vzone.vn // VTC6 )

  • Mẹ ăn ít protein, con dễ cao huyết áp
  • Siro Davinmo - Tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe bé yêu
  • 05 thực phẩm chức năng tốt cho bé yêu
  • Trẻ bị điếc, chữa càng sớm càng tốt
  • Vì sao trẻ hay bị nhiễm giun kim?
  • Thực phẩm nên tránh dùng trong thai kỳ
  • 5 cách dỗ bé yêu nín khóc
  • 6 sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ
  • Trẻ sống sót sau ung thư nguy cơ mắc nhiều bệnh
  • Trẻ ăn sữa ngoài dễ mắc căn bệnh béo phì
  • Ít tập luyện, không cho con bú dễ bị ung thư vú
  • Thận trọng khi cho trẻ dùng kháng sinh
  • Robot dành cho trẻ bị tự kỷ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng