Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đạo diễn Hoàng Lâm: "Được khen ai cũng thích nhưng cần phải... tỉnh táo"

Những bộ phim “thế giới động vật” do người Việt Nam tự làm về thiên nhiên Việt Nam, liên tục được phát sóng trên VTV2, đã khiến nhiều khán giả phải ngạc nhiên vì hình ảnh đẹp, sinh động, góc quay chuyên nghiệp và mang đậm hơi thở cuộc sống . Nói về những lời khen mọi người dành tặng cho mình và các đồng nghiệp trong phòng Phim tài liệu khoa học về loạt phim này, đạo diễn Hoàng Lâm khiêm tốn "được khen ai cũng thích nhưng cần phải... tỉnh táo"...
 
Đoàn làm phim Những mảnh ghép của cuộc sống cùng chuyên gia bảo tồn linh trưởng thực hiện các chương trình về voọc chà vá tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai (ảnh: tuoitre)

Đạo diễn Hoàng Lâm hiện là Trưởng phòng Phim Tài liệu khoa học, Ban Khoa giáo, Đài THVN. Anh cũng chính là tác giả của một loạt các bộ phim về thế giới động vật được đánh giá cao: “Rùa xanh Côn Đảo", "Những loài bay ở Côn Đảo," "Nhạn biển", "Nhật ký bảo tồn biển VN", "Sinh vật biển Nha Trang", "Sắc màu đại dương"...

- Phóng viên báo Tuổi trẻ có viết về anh và các đồng nghiệp trong phòng rằng “Với mức đầu tư kinh phí, máy móc, thiết bị, chỉ bằng một phần vài trăm của đồng nghiệp làm phim discovery trên thế giới, những người khai mở dòng phim discovery ở VN đã làm nên kỳ tích”. Khi nghe những lời nhận xét như thế anh có suy nghĩ gì?

- Được khen bao giờ cũng thích! (cười) Nhưng mình nên tỉnh táo một chút. Chúng tôi phải đính chính lại, chúng tôi không phải là người đầu tiên khai phá dòng phim discovery Việt Nam như các bạn đồng nghiệp ở báo Tuổi trẻ đã nói vì các đạo diễn bên hãng phim Khoa học trung ương đã làm thể loại phim này từ lâu rồi, chỉ có điều số lượng và tần suất của họ không nhiều thôi… Có thể nói ở VTV, chúng tôi là những người đầu tiên đi tương đối đều đặn để sản xuất dạng phim như vậy.

Còn việc đầu tư kinh phí chỉ bằng một phần vài trăm thì tôi nghĩ, tất cả những điều kiện làm việc của chúng ta nên đặt trong mặt bằng xã hội, không riêng gì phim chúng tôi so sánh với discovery mà có lẽ các phóng sự của các đồng nghiệp giống như vậy phát trên các kênh nước ngoài nó cũng nhỏ hơn rất nhiều. Với mặt bằng như vậy thì chi phí thấp như vậy cũng là dễ hiểu.

Còn Phóng viên báo Tuổi trẻ nói chúng tôi làm nên kì tích thì chúng tôi không dám nhận điều đó đâu! Chỉ có điều tôi muốn nói thế này, bất kể một công việc nào nếu mình không tiếp cận nó bằng lòng tâm huyết và sự chuyên nghiệp trong nghề, trong ý thức thì có lẽ sẽ không đạt được kết quả, dù rất nhỏ.

Cho nên nếu với một đầu tư lớn hơn nhưng mình không có phương pháp tiếp cận tốt, không có ý thức làm việc tốt, không có nỗ lực làm việc tốt thì có lẽ không hẳn đã làm được những điều rất hay. Với chúng tôi, tôi nghĩ rằng về mặt thực tế những nguồn tư liệu, đề tài để chúng tôi thực thi, tiếp cận được dòng phim như chúng tôi đang làm là một điều thuận lợi vì thiên nhiên VN quả là tuỵệt vời!

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm khi thực hiện một bộ phim khoa học về các loài vật dưới đáy đại dương khu vực Côn Đảo - Ảnh tư liệu

Làm phim về con người thì còn có sự hợp tác nhưng làm phim về thế giới động vật thì “nó không chạy mất đã là may”. Việc “bất hợp tác này” mang lại cho các anh những khó khăn và thú vị gì?

Quay về cái gì cũng khó khăn hết, kể cả với con người. Vì trong nhiều trường hợp, kể cả mình có nói cho nhân vật thì chưa chắc họ đã làm được đúng ý mình đâu.

Cái khó khi làm phim về động vật là mình không dễ tiếp cận với nó. Ví dụ như quay về chim hay các loài bò sát, nếu nó không dạn người thì mình không thể đưa ống kính lại gần được.

Còn cái thú vị chính là luôn luôn có tính bất ngờ. Ví dụ như trong đợt chúng tôi quay về loài chim quý. Chúng tôi đặt máy và rình cả ngày nhưng đến đêm chim mẹ thấy lạ nên không về tổ. Cả nhóm vô cùng thất vọng. Nhưng bất ngờ, ngày hôm sau,  khi mọi người không hy vọng gì nữa thì chim mẹ, có lẽ vì thương con, nên đã bay về tổ và “biểu diễn” ngoài sức mong đợi của chúng tôi… Chúng tôi đã có những thước phim rất đẹp…

Nhưng nhìn chung những sự bất ngờ thường gây ra nhiều khó khăn hơn là thú vị.

Người ta hay nói "cái khó ló cái khôn”… Những "cái khó" về mặt kĩ thuật trong việc tiếp cận đã được khắc phục bằng những “cái khôn” nào, thưa anh?

Có nhiều cách lắm. Ví dụ như với rùa biển thì trốn sau bụ cát hay nằm phục ở trên bãi biển hàng tiếng đồng hồ. Với chim, mình không có loại máy quay chuyên dụng để có thể quay cận từ xa thì mình dùng wc các bạn trẻ hay chát chit để tiếp cận. Nếu chim ở trong rừng thì WC này có thể được gắn vào trên đầu một cây tre rồi dựng thẳng lên gần tổ chim, hoặc được gắn lên một ngọn cây gần đó, còn nếu chim ở trên đảo thì bắt buộc chúng tôi phải trèo lên vách cao để đặt wc… Những chiếc wc này được nối với một đoạn dây dài và cả nhóm có thể ngồi từ xa mà tha hồ “quay trộm”…

Đạo diễn Hoàng Lâm và cha.

Phim về thế giới động vật thì trên thế giới có rất nhiều, thậm chí nhiều bộ phim rất hấp dẫn. Vậy các anh đã “Việt hoá” những thước phim của mình như thế nào để người xem thấy hấp dẫn nhưng vẫn biết đấy là những thước phim ghi tại Việt Nam và của chính những đạo diễn Việt Nam?

Cùng làm về một loài đều có giai đoạn sinh trưởng rất khoa học nhưng mà nhìn vào đó người ta biết đấy là VN, người ta nhìn thấy những hình bóng của chính người ta, của người bà, người mẹ, người chị của người ta trong cuốn phim đó.

Chuyển tải được một không gian của một loài đến khán giả thì điều đó chưa đủ, người ta có quyền để nhận thấy không gian ấy ở đâu, nếu như ở Việt Nam thì hoàn toàn có quyền đòi hỏi sự thân thiện, mà sau này chúng tôi gọi là “Việt hoá”. Đó là động lực để bản thân tôi và anh em trong phòng Phim TLKH cố gắng…

Theo anh những yếu tố nào là cần thiết để cho dòng phim tài liệu khoa học, đặc biệt là những bộ phim về thế giới động vât, của Việt Nam được hoàn thiện và thêm phát triển?

Để quay về dạng phim này không thể bỏ qua yếu tố kĩ thuật. Yếu tố kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định cực kì quan trọng một sản phẩm truyền hình nói chung và riêng với dòng phim này

Ngoài những yếu tố về mặt kĩ thuật, thì có một yếu tố rất quan trọng là con người. Khi trong tay anh có kinh phí, thiết bị nhưng bản thân không có kĩ năng, công nghệ, thì rõ ràng đó là một hạn chế mang tính chủ quan.

Vì vậy chúng tôi muốn trong những năm tới, nếu như được thì có những đợt tập huấn của từng phóng viên, đạo diễn của toàn bộ cả nhóm với các chuyên gia làm phim để chúng tôi tiếp cận hơn nữa công nghệ làm phim, kĩ năng có thể làm những bộ phim mà trước giờ chúng tôi vẫn làm theo cách chúng tôi tự tìm tòi, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Ngoài ra về mặt lâu dài tôi rất muốn kế hoạch làm phim dài kì, trong vòng một vài năm sẽ dược để ý và đầu tư nhiều hơn. Vì với một thể loại phim khoa học về loài, về những đề tài khác nhau trong xã hội thì có những nội dung buộc mình phải có thời gian quay, thời gian nghiên cứu trong một khoảng thời gian rất dài, có thể 5 năm, 10 năm, 15 năm. Để có thể làm những phim đó thì rõ ràng việc quy hoạch, hoạch định, chuẩn bị với con đường dài hơi rất cần thiết.

Cám ơn anh về buổi trò chuyện!

(Theo Như Quỳnh // VTV Đài truyền hình Việt Nam)

  • Sao Mai Hải Yến: “Tôi không còn nóng bỏng đến nỗi tự thiêu mình”
  • MC Danh Tùng - Diệu Hương "quấn quýt" bên nhau
  • Những người "đa năng" của Ban Thời sự
  • "Cá sấu" Quỳnh Nga: Không nổi tiếng bằng scandal
  • "Cười chút chơi" với "Phía đông vườn địa đàng"
  • Nhà báo Nguyễn Như Phong: Mỗi bộ phim đều cần thể hiện trách nhiệm xã hội
  • Gương mặt mới của VTV4
  • MC Quyền Linh: Hài lòng với những gì đã có hôm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng