Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Giải mã” mẹ chồng

Nếu làm một cuộc khảo sát nho nhỏ về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, hẳn chúng ta sẽ nghe nhiều điều ca thán, từ cả hai phía. Điều đó không có gì ngạc nhiên. Nhưng tại sao trong mắt con dâu, mẹ chồng lại hay “khó ưa” đến vậy? Thử đi tìm một lý giải từ thực tế.

* Mối quan hệ nhạy cảm

“Khi tôi mới về làm dâu, chị chồng tôi dặn dò rằng: Em ơi, với mẹ, có những câu chị nói được nhưng em thì không, vì dù gì thì chị cũng là con gái, nếu có lỡ lời thì sau đó cũng mẹ mẹ con con là xong; chứ em thì khác. Lúc đầu, tôi hơi khó chịu bởi nghĩ rằng nhà chồng chưa chi đã phân biệt đối xử…”- đó là tâm sự của một chị bạn tôi khi được hỏi về chuyện mẹ chồng - nàng dâu của mình. Chị kể, thời gian đầu về làm dâu, chị hay bị mẹ chồng “để ý”, nhiều khi đến mức khắt khe, và bị bà nhắc nhở, khi thì bằng lời nói thẳng, khi thì thông qua chồng, chị chồng, nhưng cũng có khi bằng những cử chỉ, thái độ. Chị thấy mẹ chồng sao mà khó tính và có dịp ai hỏi là lại than ngắn thở dài. “Nhưng rồi sau vài năm chung sống, mẹ chồng tôi từ từ dễ chịu hơn với con dâu. Tôi cũng thấy thoải mái hơn. Tôi nghiệm ra rằng đó là chuyện đương nhiên, mẹ chồng - nàng dâu nhà nào cũng vậy” - chị đúc kết.

 

Người chồng đóng vai  trò đắc lực trong việc dung hòa mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.  Ảnh: Internet
 

Cái sự “cũng vậy” chị bạn tôi nói có phần đúng, vì mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu xem ra khá phổ biến và mối quan hệ này luôn được liệt vào hàng quan hệ “nhạy cảm”.

Lý do mẹ chồng hay than phiền về con dâu thì có nhiều, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Một bà hàng xóm của tôi than thở: “Có con dâu mà cũng như không. Cả tuần tôi chợ búa, cơm nước, vợ chồng nó đi làm về chỉ ăn là xong, con nó tôi cũng đưa đón, tắm rửa. Tưởng cuối tuần được nghỉ ngơi, ai dè… Tuần thì nó về nhà mẹ đẻ, tuần thì xúi thằng chồng đi chơi cả ngày, cuối cùng cũng mình tôi làm hết”. Có người thì chê con dâu mình vụng về, nấu ăn dở, làm việc nhà thì qua loa, nói năng với cha mẹ chồng không ý tứ. Rồi có người kể lể con dâu bắt con trai mình làm “đầy tớ” vợ, bởi những việc như dọn dẹp nhà, giặt quần áo đáng ra là của phụ nữ.

Còn lý do con dâu than thở mẹ chồng thì cũng không ít. Nào mẹ chồng xét nét, để ý con dâu từng ly từng tí, bắt bẻ từng chuyện nhỏ nhặt, sao cũng không hài lòng. Con dâu của bà hàng xóm nói trên tâm sự: “Tôi hiểu hoàn cảnh nhà mình nên ăn xong thì lãnh phần rửa chén, tranh thủ buổi tối dọn dẹp nhà cửa, chiều thứ Sáu đi chợ cho hai ngày nghỉ. Cả tuần làm việc mệt mỏi, cuối tuần tôi muốn xả hơi đôi chút, vậy mà bà nội cháu cứ bắt này, bắt nọ, nhiều lúc thấy bức bối vì mất tự do”.

* “Giải mã” mẹ chồng

Thật ra, nếu suy xét một cách khách quan và khoa học thì mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu bắt nguồn từ những lý do rất dễ hiểu.

Mẹ chồng, trước tiên là một phụ nữ, nên mang những tính cách đặc trưng của giới này là hay xem xét, để ý, kỹ càng từ việc lớn đến việc nhỏ và rất khó giữ trong lòng những ý kiến, nhận xét của mình mà phải chia sẻ với ai đó.

Còn con dâu, tất nhiên, vì không phải là con ruột, nên chắn chắn mẹ chồng không thể dành tình cảm cho như đối với con gái. Mà thời gian đầu về làm dâu, không ít thì nhiều, các nàng dâu đều có những sơ ý, vụng về khó tránh.

Chỉ với hai mệnh đề này cũng đã thấy có thể dễ xảy ra mâu thuẫn rồi.

Đó là chưa kể, khi có con dâu tức là thêm một người mới vào nhà. Mọi nếp sinh hoạt cũ cũng như cách ứng xử của các thành viên trong gia đình sẽ có sự thay đổi, xáo trộn. Cô con dâu cũng phải thay đổi để thích nghi trong môi trường sống mới. Điều đó đương nhiên khiến cả hai bên có phần khó chịu và dễ khiến chuyện  bé xé ra to.

Mặt khác, có những bà mẹ chồng thật sự khó tính, quá nghiêm khắc với con dâu đã làm cho mâu thuẫn này kéo dài và ngày càng sâu sắc. Còn nhiều nàng dâu, dù mong muốn yêu mến mẹ chồng, thì vẫn luôn có sẵn tư tưởng rằng hai người sẽ không hòa hợp với nhau.

Theo Tiến sĩ Terri Apter, nhà tâm lý tại Đại học Newnham, Cambridge (Anh), xung đột muôn thuở giữa mẹ chồng và nàng dâu thực ra không bắt nguồn từ những cư xử thực tế, mà chủ yếu liên quan tới những định kiến đã tồn tại từ quá lâu.

Và để hóa giải mâu thuẫn này, ngoài sự cố gắng của cả mẹ chồng và nàng dâu với cái nhìn tích cực về nhau để cùng cải thiện mối quan hệ, thì người đóng vai trò hòa giải đắc lực, không ai khác là người chồng. Người chồng cần có bản lĩnh, hiểu biết, tế nhị để làm cầu nối giữa mẹ và vợ. Nếu mẹ sai, anh nên góp ý để cho mẹ điều chỉnh; nếu vợ sai, anh cũng không nên bênh vợ mà hãy chỉ bảo cho vợ điều đúng.

Tóm lại, mối quan hệ này muốn tốt thì mẹ chồng phải bao dung, con dâu phải nhún nhường một chút, còn chồng thì phải khéo dung hòa.

(Theo baobinhdinh)

  • Khi vợ làm "sếp"
  • Đừng khiếm nhã khi làm 'việc ấy'
  • Đến hẹn lại... đau
  • “Yêu” buổi sớm
  • Có thể bạn chưa biết 10 điều về nụ hôn
  • 30 việc nên làm trước ngưỡng tuổi 30
  • Nhỏ to chuyện "yêu"
  • Yêu thật hay yêu chơi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng