Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sống chậm thời A còng

Xin mượn tên tập tản văn của hai tác giả nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư và Lê Thiếu Nhơn để làm tựa bài viết này. Trong thời đại hôm nay, khi mà một số quan điểm về sức khoẻ đã thay đổi, khi mà người ta bận tâm quá nhiều đến yếu tố chất lượng cuộc sống, đến vật chất và tiền tài, thì quan điểm sức khoẻ là vàng vẫn bất di bất dịch như cả ngàn năm qua.

Sống chậm thọ hơn: đúng từ chuột đến người

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên những động vật thí nghiệm như chuột đã cho thấy: giữa hai nhóm nghiên cứu, một nhóm chuột được cho ăn nhiều, kích thích hoạt động nhiều bằng âm thanh, ánh sáng…; một nhóm khác cho ăn vừa phải, hạn chế hoạt động. Kết quả: nhóm ít hoạt động sống lâu hơn nhóm tăng cường hoạt động.

Ở Nhật, mặc dù tuổi thọ ngày càng tăng (thuộc hàng cao nhất thế giới với tuổi thọ bình quân của nam là 79, nữ là 83), vẫn có nhiều người đột tử ngay trên bàn làm việc, trên đường đến công sở vì làm việc quá sức; người ta gọi đó là hội chứng đột tử do làm việc quá sức, một hội chứng mới được ghi vào y văn trong khoảng một thập niên gần đây. Xã hội Nhật Bản là một xã hội tiêu biểu cho chế độ làm việc căng thẳng và kéo dài đối với nhiều người.

Cũng có nhiều nghiên cứu y học cho thấy: người thành thị thường không thọ bằng những người ở thôn quê, đặc biệt là người ở miền núi cao thường thọ nhất. Ngoài yếu tố khí hậu trong lành, ít ô nhiễm, còn một yếu tố quan trọng nữa là nhịp sống chậm rãi, không quá nhiều âu lo và phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp người ta sống lâu hơn.

Hãy tôn trọng nhịp sinh học của cơ thể

“Cơ thể vận động thái quá hay có những hoạt động trái ngược với nhịp sinh học thì sẽ tạo ra những trục trặc. Đầu tiên là những rối loạn về tâm thần kinh mà thông thường nhất là stress. Chính stress làm cho cơ thể suy yếu, gây nên hiện tượng mệt mỏi và các rối loạn ở nhiều cơ quan”.

Mỗi cơ thể con người đều có một đồng hồ sinh học chạy rất đều đặn. Nó chi phối mọi hoạt động của cơ thể mà người ta vẫn nói nôm na là giờ nào việc ấy. Tất cả những hoạt động ấy chịu sự chi phối của các loại hormone sinh học được tiết ra đều đặn theo một quy luật nhất định. Tại sao con người chỉ buồn ngủ từ 9 giờ đêm trở đi mà không buồn ngủ lúc 8 giờ sáng? Tại sao lại phải ăn sáng lúc 6 – 7 giờ mà không phải vào 12 giờ đêm? Tại sao con người thường chết và đột quỵ vào buổi sáng lúc 4 – 5 giờ? Tại sao phần lớn trẻ em lại được sinh vào khoảng 1 – 6 giờ sáng? Tất cả đều do đồng hồ sinh học của cơ thể chi phối.

Chiếc đồng hồ này luôn đòi hỏi hoạt động nhịp nhàng. Trong trường hợp cơ thể vận động thái quá hay có những hoạt động trái ngược với nhịp sinh học thì sẽ tạo ra những trục trặc. Đầu tiên là những rối loạn về tâm thần kinh mà thông thường nhất là stress. Chính stress làm cho cơ thể suy yếu, gây nên hiện tượng mệt mỏi và các rối loạn ở nhiều cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ thống thần kinh thực vật… và nặng hơn là ở hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và cả bệnh ung thư. Những bệnh này sẽ làm giảm tuổi thọ của con người, làm giảm đi chất lượng cuộc sống.

Sống chậm lại, sống thanh bạch hơn và tôn trọng nhịp sinh học của cơ thể là thông điệp mà nhiều chuyên gia y học muốn truyền tải đến tất cả mọi người đang sống ngày hôm nay!

(Theo sgtt online)

  • Nỗi phiền muộn của đàn ông
  • Kiềm chế 'xuất binh' có tạo nên sức mạnh?
  • Chuyện chăn gối ở người mắc bệnh tim
  • Chuyện ấy có 'lụt nghề' không?
  • Khi không thỏa mãn
  • Tránh thai bằng miếng dán
  • Làm gì khi trẻ thủ dâm
  • Làm thế nào tạo khoái cảm đặc biệt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng