Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hen suyễn và cách phòng tránh

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một hội chứng xảy ra kịch phát thường về đêm, do co thắt và tình trạng quá mẫn cảm của các phế quản với các kích thích rất khác nhau với các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Hen kéo dài nhiều năm để lại di chứng bệnh phổi mạn tính có tổn thương tại phế quản, từ những tổn thương này lại kích thích làm cho hen phế quản nặng thêm.


Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh hen khá phức tạp, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan đến bệnh hen được cho là nguyên nhân làm cho người bệnh dễ có những cơn bùng phát bệnh hen suyễn như: yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có nhiều người thân, cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì xác suất mắc bệnh của con cái sẽ lên đến 50%. Thời điểm xuất hiện cơn hen có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là thời kỳ ấu thơ và thời kỳ mãn kinh ở nữ giới. Ngoài ra, yếu tố dị ứng cũng đóng vai trò quan trọng, hen suyễn do căn nguyên dị ứng gây ra người ta gọi là hen suyễn do nguyên nhân ngoại sinh, các tác nhân dị ứng thường là bụi bặm, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa, một số đồ gia vị, hóa chất công nghiệp, một số loại thuốc men như Aspirin, kháng sinh… Hen suyễn không do nguyên nhân dị ứng mà do các yếu tố phi dị ứng gây nên gọi là hen do các tác nhân nội sinh bao gồm: stress, thể dục, tình dục, các rối loạn hệ dạ dày ruột…


- Biểu hiện của hen suyễn thường là: ho, khó thở, khò khè, thời kỳ đầu có thể khó thở từng cơn có tính chất chu kỳ, đôi khi liên quan đến thời tiết, các chất tiếp xúc… Sau cơn khó thở thường ho, có đờm loãng, nghe phổi có nhiều rên rít rên ngáy... Có thể phát hiện hen suyễn qua các xét nghiệm như: chụp X-quang, thử đờm, thăm dò chức năng hô hấp… bổ trợ cho chẩn đoán.


Phòng và điều trị: Cần hạn chế tiếp xúc với các nhân tố gây bất lợi cho bệnh tình của mình như len, dạ, bụi, khói thuốc, các chất khử mùi, các loại dầu thơm...; tránh dùng các loại thuốc men thực phẩm và đồ gia vị làm bùng phát cơn hen suyễn; cần cảnh giác đối với một số thuốc, nhất là thuốc Aspirin. Cuối cùng là cần điều trị dứt điểm chứng dị đường hô hấp theo mùa… Cụ thể:


Hút thuốc: Không cho phép hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói.


Vi sinh vật trong bụi bặm: Hãy bọc che nệm và gối trong bao không dính bụi, xem xét thay bỏ các gối cũ, giặt vải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng (để tiêu diệt vi trùng trong bụi). Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng.


Thú nuôi trong nhà: Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Nếu không thể nuôi các con thú ở ngoài nhà, hãy đưa chúng tránh phòng ngủ và đóng cửa phòng ngủ.


Gián: Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián lưu ý không để thức ăn trong phòng ngủ, để thức ăn và rác trong các vật chứa có nắp đậy (không nên để thức ăn không được đậy đệm cẩn thận). Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi.


Nấm mốc trong nhà: Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước. Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy. Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc.


Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước: Cố gắng tránh xa các mùi nặng như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc và bình phun sơn.


Tránh phấn hoa hoặc mốc ngoài trời bằng: Cố gắng đóng kín cửa sổ, ở trong nhà đóng cửa sổ vào buổi trưa, nếu có thể, do lượng phấn hoa và một số nấm mốc lên cao nhất vào thời điểm này.


Vận động thể lực: Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.


* Làm nóng khoảng 6 đến 10 phút trước khi tập thể dục bằng cách co duỗi tay chân hay đi bộ

* Không cố thử làm việc hay chơi thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc khi nồng độ phấn hoa (nếu bạn dị ứng với phấn hoa) trong không khí cao.

Cảm lạnh và nhiễm khuẩn: Nếu bị hen, nên xem xét đến các việc sau:

* Tiêm ngừa cúm hàng năm.

* Cố gắng thực hiện một lối sống khoẻ mạnh qua việc nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hay bị cúm.

Thời tiết: Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khẩu trang khi ra ngoài. Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa hay nấm mốc lên cao nếu bạn bị dị.

(Theo báo Bà Rịa Vũng Tầu)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Phòng chống thiếu vitamin A
  • Thanh lọc cơ thể bằng thảo dược
  • Biến thịt gà thành... thuốc bổ
  • Chế độ ăn uống của người tiểu đường
  • Thở để chữa bệnh
  • Mộc nhĩ trắng
  • Diếp dại
  • Thuốc Aspirin có hại đối với người khỏe mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng