Trước tiên, muốn vắt được nhiều sữa, người mẹ cần thư giãn. Stress có thể cản trở khả năng tiết sữa tự nhiên của người mẹ. Vì thế, hãy tìm một nơi thật yên tĩnh để bắt đầu vắt sữa. Có thể nhờ trợ giúp từ massage hoặc sử dụng gạc ấm hay một bản nhạc thư giãn. 6 gợi ý còn lại để việc vắt sữa thành công, từ Mayoclinic:
Vắt sữa càng thường xuyên càng tốt
Ảnh minh họa. |
Bạn càng vắt sữa đều đặn, sữa càng ra nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy vắt sữa chất lượng cao. Hãy cố gắng vắt sữa vài tiếng đồng hồ một lần và nên vắt cả hai bên ngực cùng lúc. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và làm tăng sản xuất prolactin, các hormone chịu trách nhiệm về sản xuất sữa.
Cho con bú theo nhu cầu
Bạn càng cho con bú nhiều, việc vắt sữa sẽ dễ dàng hơn. Cần cho con bú vào buối tối, buổi sáng và bất kỳ lúc nào có thể. Vắt sữa sau một cữ bú có thể giúp tăng nguồn cung cấp sữa, ngay cả khi bạn vắt nhưng được ít sữa.
Hạn chế sữa công thức
Sữa công thức làm giảm nhu cầu bú mẹ của bé và làm giảm sản xuất sữa của mẹ. Để duy trì nguồn sữa, nên vắt sữa và để dành cho bé hàng ngày.
Uống nhiều chất lỏng
Nước, nước quả và sữa có thể giúp bạn không bị mất nước, mà còn thúc đẩy sản xuất sữa. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế soda, cafe và thức uống có caffein khác bởi vì quá nhiều caffein có thể dẫn đến khó chịu hoặc gây trở ngại cho giấc ngủ của bé. Nếu bạn đã uống một ít rượu (bia) thì nên tránh cho bé bú 2 tiếng sau đó.
Không hút thuốc
Ngoài những nguy hiểm nổi tiếng của hút thuốc lá, hút thuốc lá có thể làm giảm lượng sữa của bạn. Nicotine trong sữa mẹ còn có thể thay đổi mùi vị của sữa và gây trở ngại cho giấc ngủ của bé.
7. Chăm sóc tốt về bản thân
Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày. Có thể ngủ khi bé của bạn cũng ngủ và không ngại yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần.
Bạn cũng nên chú ý chuyện tránh thai sau sinh vì thuốc ngừa thai có chứa estrogen có thể gây trở ngại sản xuất sữa. Trong khi bạn đang cho con bú, bạn có thể muốn sử dụng bao cao su hoặc các hình thức tránh thai theo khuyến cáo của bác sĩ.
Lưu ý: Nếu bạn đang gặp phải khó khăn để duy trì nguồn sữa hoặc lo ngại không sản xuất đủ sữa, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn của bạn.
(Theo Gia đình & xã hội)