Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước đá độc hại như thế nào?

Tại sao nước đá lại gây những tác hại lớn trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người vẫn uống nước đá hoài có sao đâu?

Đúng là nhiều người vẫn uống nước đá và không thấy "có sao" thật nhưng khi thấy "có sao" là đã muộn rồi. Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độcđối với cơ thể chúng ta. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại mà chúng ta không hề nghĩ rằng do nó gây ra. Ảnh hưởng tác hại của nó thâm nhập rất chậm chạp và lâu dài. Và khi nó vào rồi thì khó gỡ ra.

Nhiều người thường la rầy con cái đừng uống nước đá hại răng. Mà hại răng thật. Nhất là trẻ con răng hư rất nhiều. Nhưng tác hại ở chỗ là từ đứa bé con đến người lớn đa số đều thích nước đá. Một kẻ thù ít người biết và đề phòng là chai nước lọc để trong tủ lạnh mà mình vẫn uống hàng ngày, nhất là lúc đi đâu về mệt, rót ra ly uống thật là tuyệt! Mát từ miệng mát qua cổ họng vào tận bụng và lan ra cả người! Độc là ở chỗ đó.

Tắm nước lạnh khi đang mệt, có nguy cơ thay đổi nhiệt độ cơ thể khi gặp lạnh đột ngột. Nhưng đó là từ bên ngoài. Còn cái bên trong của ly nước ướp lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài. Và nếu ngày nào cũng như thế thì sẽ còn tích tụ "chất độc" nhiều hơn nữa. Nhưng ít ai ngờ và chịu tin điều này. Vì nó không gây ra chết liền như việc tắm đêm bằng nước lạnh. Nhưng nếu thỉnh thoảng mới có người chết vì tắm đêm bằng nước lạnh thì số người bị ảnh hưởng tai hại do việc sử dụng nhiều nước đá cụ thể là chất uống lạnh rất nhiều.


Có thể liệt kê ra các bệnh sau đây khiến chúng ta giật mình: Suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hư răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột...
Chả lẽ nước đá lại là thủ phạm của bấy nhiêu bệnh phổ biến đó? Thật ra nếu nói nước đá là thủ phạm duy nhất của các bệnh trên thì hơi cường điệu. Vì rằng cơ thể con người rất phức tạp và bệnh thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng phải nói không sợ sai là nước đá có ảnh hưởng không nhiều thì ít đến các bệnh trên.

Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (Thận ghét lạnh) Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh. Cái lạnh nói chung đều khiến con người sợ, nói chi đến nội tạng. Lạnh là Hàn, mà Hàn thì thuộc Âm (Âm hàn).

Thật ra, ta nên hiểu rõ Thận của Đông Y một cách rộng rãi. Đó là sinh lực, là sức đề kháng của cơ thể, là thần kinh cao cấp; là vỏ não chứ không phải chỉ đơn thuần là quả thận hay bàng quang. Cho nên, khi Đông Y nói "Thận Ố hàn" nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần.

Vì cơ thể mỗi khi gặp chất lạnh vào bên trong, nó phải tự động hóa giải cái Lạnh đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích (chỉ vì để hóa giải chất lạnh vào bên trong cơ thể biến nó thành nóng thích nghi với cơ thể đang nóng chứ không làm gì có lợi ích cả). Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo.

Thường đó là tạng Thận, một tạng quan hệ số một nếu không nói là gốc của Sinh mệnh con người (theo Đông Y). Cũng chính vì thế mà khi mạch thận tuyệt thì bệnh kể như khó cứu.

Phân tích như trên, các bạn sẽ thấy lý do tại sao một thức uống rất thông thường như nước đá lại là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh thời đại như: viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp...

Có cách gì "cứu gỡ" không? Chỉ có một cách đơn giản là giảm bớt thức uống lạnh càng nhiều càng tốt. Đồng thời ăn uống các thức ăn mang tính dương như gừng, nghệ, cà rốt, trái su, muối mỏ, hột gà. Khoai sọ - kèm thêm là xoa mặt. Đặc biệt là vành tai và vùng trước tai mỗi đêm (xoa cho đến khi nóng lên), để khắc chế những tai hại do nước đá gây ra. Vận động thường xuyên và tắm nắng chơi thể thao ngoài trời (nếu có điều kiện).

Ở các xứ ôn đới, ít khi người ta dùng cà phê đá, bia có đá hay các thứ uống khác có kèm theo nước đá. Ở các nước nhiệt đới (nôm na là xứ nóng) người ta có thói quen dùng nước đá nhiều hơn. Nhưng có lẽ chỉ có nước ta, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh là hay dùng các thức uống có kèm đá nhiều nhất. Ta nên dành một sự lưu tâm đặc biệt đối với vấn đề này, mới xem qua tưởng là tầm thường nhưng thật ra nó gây ra một tồn tại lâu dài và có bình diện rộng đối với sức khỏe con người, không những đối với thế hệ này mà còn đối với các thế hệ liên tiếp về sau, nếu ta cứ tiếp tục dùng nhiều nước đá.

Cho nên một lần nữa, đề nghị các bạn lưu tâm đến việc sử dụng nước đá. Đừng lạm dụng nó, hãy dùng nó càng ít càng tốt. Thay vì dùng nhiều đá lạnh, ta dùng nhiều trà nóng tốt hơn. Đó là cách phòng bệnh bảo vệ sức khỏe và giống nòi, mang nhiều ý nghĩa tích cực.

 

(Theo Thùy Vy (Theo Văn hóa ẩm thực) // Binhthuan Online)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Thực phẩm cần thiết cho sức khỏe nam giới
  • Những thực phẩm tốt cho bạn sau phẫu thuật
  • Thay đổi tâm tính, một biểu hiện giảm nội tiết tố nam
  • Chữa chảy máu cam bằng lá xương sông
  • Giảm cân nên luyện tập ở môi trường nhiệt độ cao
  • Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có yếu tố nước ngoài: Quá nhiều bất cập
  • 8 thực phẩm giúp trẻ lâu và minh mẫn
  • Những nhóm nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh ung thư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng