Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuốc cho các đệ tử ‘Lưu linh’

Người nghiện rượu thường chú ý đến thuốc cai mà ít chú ý chữa các bệnh tâm - thần kinh do rượu. Mặc dù đó là những thuốc thông thường nhưng dùng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả.

Thuốc dùng trong viêm đa dây thần kinh

Ảnh minh họa.

Uống rượu dẫn đến chán ăn và ăn vào không hấp thu được dẫn tới thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm đa dây thần kinh với các triệu chứng rối loạn cảm giác. Khi bệnh tiến triển, có cảm giác dị cảm ở ngọn chi, chuột rút, ít khi có cơn đau. Các triệu chứng này tăng lên về đêm. Khám thấy tăng cảm giác đau song liệt vận động lại kín đáo.

Ở thời kỳ toàn phát, dị cảm tăng lên, có hiện tượng nóng rát bàn chân, nếu nặng thì không dám đặt chân xuống đất.

Cách dùng thuốc: Có thể tiêm vitamin B1 và vitamin B12 phối hợp với vitamin B6, vitamin PP, acid pantotenic, acid folic. Song song với việc dùng thuốc cần phải cai rượu và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng để lập lại cân bằng chuyển hóa.

Thuốc phòng, chữa rối loạn tâm - thần kinh

Bệnh não Wernicke là biến chứng tâm - thần kinh thường gặp ở người nghiện rượu với các biểu hiện như lú lẫn, liệt vận nhãn (mắt lờ đờ). Chỉ có khoảng 10% người bệnh được chẩn đoán, còn khoảng 80% người bệnh không được khám chẩn đoán (do không biết).

Ban đầu bệnh có thể hồi phục, song nếu để lâu không điều trị có thể gây hư tổn não vĩnh viễn ( loạn thần Korsakoft) với đặc điểm mất trí nhớ ngắn hạn nặng nề, kèm theo suy giảm chức năng, cần phải chăm sóc lâu dài.

Tại cộng đồng, nếu người bệnh khỏe, không có biến chứng do nghiện rượu có thể uống vitamin B1. Do dạng uống có độ hấp thu kém với người nghiện rượu nên thường dùng dạng tiêm bắp.

Tại bệnh viện, để dự phòng có thể tiêm bắp vitamin B1. Mỗi đợt kéo dài 3-5 ngày. Cần điều trị khi có một trong những triệu chứng sau: hạ thân nhiệt, hạ huyết áp, lú lẫn, liệt vận nhãn hay rung giật nhãn cầu, rối loạn trí nhớ, ói mửa, hôn mê, mất tri giác, cần dùng tiêm vitamin B1.

Dùng dạng tiêm tốt hơn uống, nhưng tiêm đặc biệt là tiêm tĩnh mạch vitamin B1 dễ gây sock phản vệ. Chỉ tiêm tĩnh mạch ở bệnh viện và chuẩn bị sẵn các phương tiện để chống sốc thuốc.

Thuốc hỗ trợ trong hội chứng cai rượu

Khi cai (bỏ) rượu thường bị “hội chứng cai” như sảng rượu cấp, co giật, động kinh. Cần dùng thuốc an thần kinh nhằm giúp người nghiện vượt qua các triệu chứng khó chịu này.

- Nếu mức độ nghiện nhẹ chỉ cần khuyên bỏ rượu, không dùng thuốc hay chỉ dùng diazepam với liều thấp.

- Nếu nghiện trung bình có thể cai tại nhà. Thường dùng chlordiazepoxid, theo cách giảm liều dần trong 5 ngày.

- Nếu nghiện nặng phải điều trị nội trú. Cần đo nồng độ cồn qua hơi thở. Nếu nồng độ cồn cao hay liên tục tăng thì chứng tỏ chưa có hội chứng cai. Chỉ dùng thuốc khi có hội chứng cai rõ ràng. Dùng chlordiazepoxid 5 ngày. Nếu có nguy cơ co giật cao, sảng rượu cấp, có thể điều trị tối đa tới 2 tuần. Chú ý: Chlordiazepoxid có thể gây tích lũy, do đó nếu có kèm theo bệnh gan nên dùng một thuốc có thời gian bán hủy ngắn hơn (như oxazepam) để tránh tích lũy.

(Theo DS. Bùi Văn Uy // Sức khỏe & Đời sống)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Coi chừng ngộ độc chì từ thực phẩm
  • Cà rốt chữa cao huyết áp, viêm thận
  • Không sử dụng thuốc viên sủi để giải khát
  • Dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày
  • Thuốc dùng khi nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa
  • Sáu bí quyết để nam giới sống thọ hơn
  • Bệnh tay - chân - miệng và cách phòng chống
  • Cây lô hội chữa viêm đại tràng mãn tính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng