Da bị nhiễm khuẩn làm phát triển bệnh trứng cá. |
Tổn thương cơ bản trong bệnh trứng cá là các sẩn nhỏ màu da hoặc màu đỏ, có thể có các nhân bên trong. Khi mụn trứng cá già, ta sẽ thấy một trụ màu trắng ngà chứa các chất bã ở bên trong. Phía trên đầu mụn có thể có màu đen do các acid béo bị ôxy hóa. Khi viêm thì mụn chỉ chứa máu loãng và khi nhiễm khuẩn thì có mủ. Các mụn có nhiễm khuẩn các sẩn to hơn, nổi cao hơn bề mặt da, có thể có quầng đỏ xung quanh và đầu mủ trắng ở giữa. Vị trí bị mụn trứng cá thường ở mặt, lưng, ngực là những vùng da có mật độ tuyến bã nhiều và kích thước tuyến bã to.
Nền da phía dưới mụn thường bị bóng nhờn. Dưới sự thay đổi nội tiết sẽ làm tăng sự bài tiết chất nhờn. Sự ứ đọng chất nhờn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acne sinh sôi phát triển. Vi khuẩn này chuyển hóa các acid béo tạo thành các chất trung gian gây viêm. Thế là mụn trứng cá hình thành. Vì vậy có nhiều người dù đã qua tuổi dậy thì, thậm chí 40 - 50 tuổi vẫn bị trứng cá ở vùng ngực, lưng và trên đầu.
Cần chú ý chăm sóc da:
- Không gội đầu bằng các loại dầu gội thông thường mà nên gội bằng nước bồ kết hoặc gội đầu bằng haicneal 2 lần/1 tuần. Không xát xà phòng vào chỗ da bị mụn.
- Tuyệt đối không bôi các chế phẩm như trangalar, cortebios, flucinar, chlorocid H, gentrison, diproson, temproson, kem tự chế, các loại kem Đông y không rõ nguồn gốc... Vì trong các chế phẩm này có chứa hoạt chất steroid có hại cho vùng da bị mụn.
Thuốc điều trị:
- Bôi buổi sáng một trong các chế phẩm có chứa kháng sinh như: eryfluid, fucidin, bactroban...
- Bôi buổi tối một trong các chế phẩm trị mụn như isotrex 0,1%, erylik...