Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài toán giảm giá thời khủng hoảng

Giảm giá thành sản phẩm nhằm kích thích tiêu dùng và thu hồi vốn nhanh để quay vòng sản xuất, đó là một phương thức kinh doanh rất phổ biến ở các nền kinh tế lớn trên thế giới. Hằng năm, những đợt bán hàng giảm giá được các doanh nghiệp thực hiện theo những quy định và sự giám sát chặt chẽ của những cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này dường như vẫn còn khá xa vời và thiếu tính quy chuẩn ở Việt Nam.

Hàng hóa tồn đọng, không khí mua sắm ảm đảm, nhưng doanh nghiệp sản xuất không quyết định giảm giá sản phẩm để giải phóng hàng và kích thích người tiêu dùng mua sắm. Sau một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, hoạt động sản xuất và phân phối của các doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng ngưng trệ. Ở những nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp nhiều khi còn tạo ra khủng hoảng để tạo lợi thế cạnh tranh, tận dụng khủng hoảng để lấy đà phát triển. Động thái này dường như còn khá hiếm hoi trên thị trường Việt Nam. 30s

Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Hệ thống siêu thị Fivimart cho rằng: "Các doanh nghiệp trong nước chưa tìm ra chiến lược về giá cả cho hợp lý và về vấn đề đưa ra chiến lược giải quyết hàng tồn đọng".

Bắt đầu từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà bán lẻ bản địa. Có lẽ đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tự rà soát lại năng lực cạnh tranh của chính mình, trong đó cạnh tranh về giá chắc chắn sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam: "Do thói quen cũ còn rơi rớt lại, nhiều doanh nghiẹp có tâm lý khi lạm phát thì tăng giá sản phẩm cao lên, khi giảm giá lại không chịu giảm ngay mà cứ từ từ thì mới chịu giảm xuống. Theo tôi thì đó là một thói quen chưa hay, chưa đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết, những đòi hỏi sinh động của thị trường.

Nếu chúng ta không tìm mọi cách để có giá hợp lý nhất với thị trường, người tiêu dùng và có những phản ứng nhanh nhạy với thị trường thì khi có các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam về sản xuất, kinh doanh cũng như phân phối về bán lẻ, người tiêu dùng sẽ không ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy thì nguy cơ doanh nghiệp đó bị thất bại, xóa sổ trên thị trường là có thể thấy trước".

 

(Theo vtv)

  • Ô tô: Tồn, nhưng vẫn phải tăng giá
  • Khuyến mãi “sốc”, vẫn ế!
  • Đắt hàng quà Tết bằng sản vật cao cấp
  • Thị trường xe đạp điện: cầu giảm mạnh
  • Thực phẩm chế biến: Cơ hội của hàng nội
  • Đầu năm xuất ngoại sắm đồ giảm giá
  • Kích thích tiêu dùng kiểu châu Á
  • Hàng nội chiếm lĩnh siêu thị
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng