Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khả năng đạt mục tiêu “kép”

Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng thấp, có khả năng cả năm sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.
 
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,23% so với tháng 7. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, giá tiêu dùng tăng ở mức thấp. Sau 8 tháng (tức là tháng 8/2010 so với tháng 12/2009), CPI chỉ tăng 5,08%. Nếu tính bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá cả hàng hóa đã tăng 8,61%. Như vậy, lạm phát - vấn đề nóng nhất từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay - đã được coi là hạ nhiệt.

Thông thường, những tháng cuối năm, giá cả thường tăng cao hơn, nhưng nếu CPI từ nay tới cuối năm chỉ tăng ở mức 0,7%/tháng, thì tốc độ tăng giá cả năm sẽ không vượt quá 8%. Nếu vậy, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu “kép”: vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, vừa đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Lạm phát được kiềm chế do nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố rất quan trọng là giá lương thực đã giảm 5 tháng liên tiếp (từ tháng 3 đến tháng 7), với mức giảm tổng cộng lên tới 5,77% và tính chung 8 tháng chỉ tăng 1,96% - chưa bằng một nửa tốc độ tăng chung.

Nhiều khả năng giá lương thực sẽ tăng lên trong những tháng tới theo sự tăng lên của mặt bằng giá lương thực thế giới do tác động của thiên tai, nhưng cân đối lương thực của Việt Nam trong năm nay được cải thiện hơn năm trước, đủ để đưa lượng gạo xuất khẩu lên 6,5 triệu tấn, thậm chí 7 triệu tấn để tranh thủ giá lương thực thế giới tăng, mà không sợ gây sốt giá gạo.

Trong khi đó, chính sách tam nông, cùng với việc giúp ổn định trong nước để ứng phó với bất ổn ở bên ngoài, sẽ góp phần bảo đảm an ninh lương thực, tăng xuất khẩu, tăng tiêu thụ trong nước, thu hút trở lại số lao động bị mất việc, góp phần kiềm chế lạm phát…

Một yếu tố khác giúp kiềm chế lạm phát là chính sách tiền tệ. Với việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp so với dự kiến cả năm, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND tăng rất thấp.

Ngoài ra, còn có yếu tố từ bên ngoài. Khi tăng trưởng kinh tế thế giới chưa phục hồi, đầu tư và tiêu dùng, vốn bị “co lại” trong thời kỳ khủng hoảng, chưa được mở rộng trở lại, thậm chí một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu giảm phát, thiểu phát…

Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, thì kiềm chế được lạm phát là một thành công, bởi lạm phát là một “đỉnh” quan trọng của “tứ giác mục tiêu” (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có thể yên tâm hơn, mạnh dạn hơn trong việc điều hành, như nới lỏng hơn chính sách tiền tệ - tín dụng, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ…

Đối với các nhà đầu tư, nhất là đầu tư chứng khoán, lạm phát được kiềm chế sẽ tác động đến nhiều mặt. Tiền tệ - tín dụng không bị thắt chặt, mà sẽ được nới lỏng hơn, dẫn đến lãi suất cho vay nói chung sẽ giảm, nên lãi suất vay đầu tư chứng khoán cũng sẽ giảm. Lãi suất huy động giảm, nhiều khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ được rút ra để chuyển sang kênh chứng khoán.

Đối với người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập bằng tiền cố định, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, lạm phát còn quan trọng và thiết thực hơn nữa, bởi nó tác động trực tiếp đến mức sống thực tế hàng ngày, hàng tháng của họ.

Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế trong 8 tháng, nhưng để đạt được mục tiêu cả năm và ứng phó với các yếu tố có thể làm tăng giá trong các tháng còn lại, chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn. Mùa mưa bão đã bắt đầu, rồi dịch bệnh có thể phức tạp khó lường. Giá lương thực thế giới tăng và giá trong nước sẽ tăng theo. Tỷ giá tăng thì giá nhập khẩu tăng sẽ “khuếch đại” giá trong nước. Nhu cầu đầu tư, tiêu dùng cuối năm thường tăng cao hơn. Chính sách tiền tệ - tín dụng sẽ được nới lỏng, thậm chí có mức “tăng bù” cho mức còn thấp ở đầu năm… Hơn nữa, năm 2010, nếu GDP tăng 6,5% mà lạm phát có được kiềm chế ở mức 8% thì lạm phát cũng vẫn là mức cao.

(Theo Minh Nhung // Báo đầu tư)

  • Cảnh giác chu kỳ tăng giá mới
  • “Gõ cửa” thị trường bán lẻ
  • Kiều nữ rửa xe
  • Kinh Đô giới thiệu tuyệt phẩm "Trăng vàng Thăng Long"
  • TP.HCM: 350 điểm bán thịt heo an toàn
  • Hoá đơn tiền điện: Coi chừng bị tính tiền oan
  • Vàng giả hiệu SJC xuất hiện trên thị trường
  • Hà Nội: Đồng loạt triển khai 360 điểm bán hàng bình ổn giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng