Giá thuốc tăng là do các nguyên liệu đầu vào đều tăng giá |
Nguyên nhân của tình trạng trên là do giá các mặt hàng nguyên liệu có thể điều chỉnh tăng nhẹ phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và tỷ giá đồng USD, đồng euro với đồng Việt Nam.
Giá thuốc sản xuất trong nước có thể tăng do các yếu tố đầu vào cho sản xuất như điện, nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải… đều tăng.
Theo ông Phạm Văn Quân – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, trong tháng qua, thị trường dược phẩm nhìn chung ổn định. Giá các mặt hàng thành phẩm sản xuất trong nước và nhập ngoại đều giữ được giá ổn định.
Một số nguyên liệu kháng sinh, hạ sốt, chống viêm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ giá ổn định, giá một số mặt hàng nguyên liệu như Vitamin C, Paracetamol đã tăng đáng kể.
Tại khu vực Hà Nội, trong số 3.097 mặt hàng thuốc có 53 mặt hàng tăng giá chiếm tỷ lệ 1,7%, với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 4,6% và 5 mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,16% với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 4,2%.
Một số thuốc có điều chỉnh giá tăng cao như thuốc Neurobion viên tăng từ 69.000 đồng/hộp lên 77.000 đồng/hộp, dầu cá tăng từ 7. 500 đồng/lọ lên 8.200 đồng/lọ, thuốc Neurobion viên tăng từ 69.000 đồng/hộp tăng lên 77.000 đồng/ hộp.
Tại khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng và TP HCM, qua khảo sát 2.000 lượt mặt hàng thuốc tân dược, nhìn chung các mặt hàng đều ổn định.
Về các mặt hàng thuốc nhập ngoại, qua việc khảo sát giá trên thị trường, Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam đánh giá trong tháng qua giá các mặt hàng này nhìn chung ổn định.
Qua khảo sát 3.097 mặt hàng thuốc ngoại có 20 mặt hàng tăng giá chiếm tỷ lệ 0,6% với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 5,2%, không có mặt hàng nào giảm giá.
Chẳng hạn như thuốc Nitromint Spray tăng từ 55.000 đồng/lọ lên 60.000 đồng/lọ, Ocuvit từ 150.000 đồng/hộp lên 157.000 đồng/hộp, Indocolifue từ 63.000 đồng/hộp lên 66.000 đồng/hộp...