Bức phong được thắp sáng bằng mấy trăm ngọn đuốc, soi rực cảnh vua Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long, do họa sĩ Trần Hữu Châu, Trường Cao đẳng mỹ thuật vẽ (anh Châu sau này thoát ly vào chiến khu và đã hy sinh). Vũ khúc "Tiếng trống hào hùng" cũng ra mắt trong đêm văn nghệ này và cho đến nay vẫn giữ vị trí của một điệu múa tiêu biểu, truyền thống của phong trào.
Điệu múa có 22 diễn viên nam, nữ, mặc y phục dân tộc, nữ áo dài, cầm gươm, nam mặc quân phục xưa, cầm giáo và những thôn nữ mặc áo tứ thân, múa nón, bài hát minh họa là bài "Hội nghị Diên Hồng" và tiếng trống mở màn do biên đạo múa Tùng Linh đánh. "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?" và “Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?” như một lời hịch, bên dưới khán giả đáp lại vang dội "Quyết chiến", "Hy sinh" không khí sôi sục tràn ra khắp phố phường. Cuối màn, tất cả các cô thôn nữ Việt Nam xếp thành hình bản đồ, nước Việt Nam. Tiếng vỗ tay như sấm dội hòa với tiếng reo hò...
"Đêm giáng sinh 1969" cũng là đêm diễn lịch sử của phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" được tổ chức tại giảng đường trung tâm quốc gia nông nghiệp. Cảnh sát phong tỏa chặt các ngả đường, nhưng có đến 1.000 sinh viên và đồng bào vào được nơi trình diễn.
Sau đêm hát, toàn ban chấp hành Tổng Hội sinh viên đều bị bắt. Nhưng rồi hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra khiến ngụy quyền phải trả tự do cho họ.
Ngày 10/3/1970, anh Huỳnh Tấn Mẫm, quyền Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn và 40 sinh viên bị bắt, bị tra tấn dã man. Nhưng phong trào SVHS vẫn nêu cao khẩu hiệu chống đàn áp.
Trong ngày xuống đường đầu tiên, sinh viên đã hát vang các bài: "Chúng ta đã đứng dậy", "Dậy mà đi", "Tổ quốc ơi ta đã nghe", "Hát trong làn khói đạn"... các nhạc sĩ sinh viên như: Nguyễn Văn Sanh, Tôn Thất Lập cùng xuống đường, các anh được bố trí đi giữa hoặc cuối đoàn biểu tình.
Ngày 13/4/1970, Đại hội sinh viên liên viện: Huế, Đà Lạt, Sài Gòn, Cần Thơ, Vạn Hạnh do Hội đồng liên khoa Vạn Hạnh tổ chức đã họp tại Sài Gòn. Bài hát "Những ngày đại hội đấu tranh" của Tôn Thất Lập được tung ra. Sau đó Cần Thơ, Huế hừng hực khí thế đấu tranh với những "Đêm không ngủ".
Tổng hội sinh viên Sài Gòn xuất bản tập nhạc "Hát cho đồng bào tôi nghe" (tức chúng ta đã đứng dậy - tập 1) với lời tựa của anh Huỳnh Tấn Mẫm, gồm 32 bài hát của các nhạc sĩ sinh viên như: Tôn Thất Lập, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Trương Quốc Khánh. Chỉ trong vòng năm ngày, 2.000 tập bài hát đã bán hết ở hải ngoại như: Pháp, Tây Đức, tập nhạc được sinh viên in lại và phổ biến.
Phong trào văn nghệ phản chiến đã lớn dậy theo từng nhịp thở của phong trào, đâm rễ vào mọi tầng lớp quần chúng, đặc biệt thanh niên SVHS, có khi lôi cuốn cả con của các sĩ quan, tướng, tá ngụy quyền.
Trong những ngày cao trào, chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 10/1970 đã có 24 đêm biểu diễn văn nghệ lớn, 27 buổi văn nghệ xung kích, 26 cuộc cắm trại có sinh hoạt văn nghệ...
Từ 1970, khắp các phân khoa của Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học Vạn Hạnh, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế... và các trường trung học, các đoàn văn nghệ được thành lập hỗ trợ cho nhau để phong trào thêm vững mạnh.
Khi đã thành cao trào, tiếng hát SVHS đã thuyết phục nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp như Trịnh Công Sơn từ "Ca khúc da vàng" đã chuyển sang "Ta thấy gì trong đêm nay", "Ta phải thấy mặt trời", "Những giọt máu trổ bông", "Nối vòng tay lớn".
Sáng ngày 30/4/1975, sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, trên làn sóng Đài Phát thanh Sài Gòn bài hát "Giải phóng miền Nam" đầu tiên được truyền đi bằng tiếng hát các HSSV những ngày tranh đấu./.
(Theo Lê Thị Hiếu Dân/Baocamau)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com