Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I (tiếp theo)

 
Nguyễn Anh Cường (bìa trái) đi dự Đại hội sinh viên thế giới lần 5 tại Warszawa, thủ đô Ba Lan.                                            
Hơn trăm cụ già từ lúc nào đã đến, bà ngoại Diệu Nhàn trao tặng chiếc hòm ấy cho Palmer với ánh nhìn trìu mến pha lẫn xót thương. Đây là máu xương gây ra bởi bom đạn mà chúng tôi muốn gởi tặng tới Tổng thống Mỹ.

Đoàn người với những cánh tay giơ cao với những tấm biểu ngữ "Stop war", "Peace now" (ngừng chiến tranh, hòa bình ngay) những tiếng hô to "Đả đảo đàn áp" tỏa ra ngã tư Thống Nhất - Cường Để và Cường Để - Hồng Thập Tự.

Trực thăng Mỹ đang quần đảo trên đầu họ, chúng điện đàm rối rít với bọn cảnh sát dưới đất. Cảnh sát đã chặn ở hai đầu, giăng kẽm gai, dàn xe thiết giáp và xe vòi rồng. Chúng rào chặt hướng đi xuống xưởng Ba Son và hướng vào sở thú.

Địch nghĩ là ta sẽ tiến về hướng trung tâm, nơi tấp nập người nước ngoài để khuấy động chiến tranh hoặc sẽ tấn công vào dinh tướng Khiêm hiện là Thủ tướng ngụy.

Song, đoàn biểu tình rẽ hai mũi tấn công vào Tòa đại sứ Mỹ từ hai phía, để buộc toàn quyền Bunker phải nhận kháng cáo của sinh viên các nước.

Phía đường Hồng Thập Tự đoàn người bị chặn lại trước, song đoàn người chính đến ngã tư Thống Nhất đã bất ngờ quẹo phải. Trước cửa trụ sở E.110, sinh viên băng ngang kẻ sơn lên mặt đường nhựa: "US go home".

Mẫm và các sinh viên nước ngoài dẫn đầu cuộc biểu tình. Một sinh viên Mỹ và một sinh viên Việt Nam gánh chiếc quan tài uy nghi, bước đi vững chãi. Căm hờn hiện rõ trên từng gương mặt. Khẩu hiệu vẫn vang lên: "Hòa bình! Mỹ cút đi! Đả đảo đàn áp!".

Bọn đàn áp thiện chiến đã ra tay. Ngay ở lằn ranh trường dược và Tổng cục chiến tranh chánh trị quân đội ngụy, những tên cảnh sát hung hãn đã ào ạt bắn phi tiễn vào đoàn người.

Trên trời trực thăng sà xuống thả lựu đạn cay, lựu đạn ói mửa. Bọn cảnh sát đeo mặt nạ hơi, xông đến vung ma trắc và còng số tám. Nhiều người ngã gục.

Con chim bồ câu trắng bị kẻ địch giật lấy. Chiếc hòm căm hờn bị chúng hất đổ. Bảy sinh viên bạn gồng mình nếm mùi hơi cay.

Palmer vòng tay ôm Huỳnh Tấn Mẫm đã ngất xỉu, nhấc qua hàng rào trường Dược. Người bạn Mỹ khiêng hòm vội đỡ một mẹ già đưa vào trong.

Một sinh viên Việt Nam kéo tay Palmer, điệu anh lên leo qua rào. Họ đỡ đòn cho nhau, bảo vệ nhau.

Từ hai đầu, bọn cảnh sát thúc ép, dồn đoàn người lại. Sinh viên kéo vào Trường Nông lâm súc phòng thủ. Cảnh sát điên cuồng đuổi theo lùng bắt. Chúng xông xe vào hốt gọn bảy sinh viên bạn, chở ngay ra Sân bay Tân Sơn Nhất, trục xuất họ về nước.

"Đại hội sinh viên thế giới" như tiên liệu, khó có lần hai, nhưng nó đã trở thành một cuộc biểu dương độc đáo tình đoàn kết quốc tế của thanh niên, SVHS trong cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Việt Nam.

Tuy địch đàn áp được cuộc xuống đường, nhưng chúng rất tức tối về tiếng vang của nó. Ngay ở cửa mở "Tam giác sắt" những dòng chữ "US GO HOME" viết bằng sơn pha hóa chất, đã in mãi, thấm sâu, kẻ địch không thể nào bôi xóa được. Sau cùng địch phải khoét lớp nhựa ấy, làm lại, nhưng chúng không xóa nổi ý chí chống Mỹ đã in sâu trong tâm khảm mọi người.

Bên trời Âu Mỹ, những cuộc biểu tình xuống đường chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngày càng nổ ra gay gắt, muôn hình, muôn vẻ. Charles Palmer không còn làm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Mỹ, nhưng những Chủ tịch Tổng hội mới vẫn liên lạc mật thiết, ủng hộ Tổng hội sinh viên Sài Gòn.

Chưa đầy một tuần sau, ở "Tam giác sắt" (*) lại bùng lên cuộc đấu tranh mới. Sinh viên các trường về đây tuyệt thực, chống quân sự hóa học đường, bãi thi.

"Đêm không ngủ" từ trường Dược lan rộng thành "Đêm không ngủ liên khoa" và cuối năm 1970, phong trào đốt xe Mỹ vẫn phát khởi tại nơi này./.

 

(Theo Lê Thị Hiếu Dân/BCM)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Bài 3: Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” (tiếp theo)
  • Bài 4: Đại hội sinh viên thế giới lần I
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ
  • Bài 5: Chiến dịch đốt xe Mỹ (tiếp theo)
  • Bài 6: Những con số không bao giờ cũ
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 1
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 2
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi